Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

NGÃI LÀ GÌ??????


Tôi có đọc qua khái niệm về ngải, chủ yếu trong các bài viết của Sương Mãn Thiên và Huỳnh Liên Tử. Nhưng chưa có định nghĩa nào làm tôi thoả mãn. Một người thì định nghĩa quá “đao to búa lớn”, một người định nghĩa không chính xác …
Ngải không phải là loài thực vật “ngoại biến càn khôn”. Vì sao vậy? Vạn vật trên thế gian này, kể cả Thần Tiên Ma Quỷ cũng không qua khỏi Càn Khôn. Ngải chỉ là một loài thực vật hấp thụ linh khí của đất trời, nhờ hơi của đất mà sinh củ rễ, nhờ khí của trời mà mọc lá hoa. Làm sao có thể “ngoại biến càn khôn” cho được?
Ngải cũng không đơn giản “chỉ là một loại dược chất thảo mộc mà các nhà chuyên môn đặc biệt đã tinh luyện gieo trồng, nuôi nấng trong phạm vi thần quyền”. Nói như thế, HLT đã đề cao vai trò của “quyền phép bí thuật” mà người luyện “đã truyền vào cây ngải, hoặc củ ngải”. Nếu theo cách giải thích của HLT, không cần thiết là cây ngải, bất cứ một loài thực vật nào ta cũng có thể dùng “quyền phép bí thuật” để “truyền vào”. Như vậy, tác giả HLT đã bỏ mất vai trò của cây ngải cùng với tánh linh của nó.
Vậy, giải thích về ngải thế nào cho đúng?
Theo những gì tôi được dạy và được hiểu, ngải là một loài thực vật đa số là thân thảo. Ngải bao giờ cũng có củ. Củ ngải đa dạng khác nhau tuỳ theo họ của nó. Chủ yếu là họ gừng riềng, họ lan chi… còn những loại độc tướng thuộc họ khác không tiện bàn luận ở đây vì xét thấy không phù hợp phổ biến đại trà.
Ngải vốn là loài thực vật có linh tánh sinh hoá không lường. Sư huynh Minh Tịnh của tôi trong một lần trà dư tửu hậu có buột miệng nói, ngải là loài hoá sinh. Tưởng có thể trồng như cây cỏ bình thường, nhưng khi có chuyện là nó rủ nhau đi mất dạng. Đổ chậu đất ra mà rây từng chậu cũng không tìm thấy một củ nào. Vậy mà khi chuyện đã qua, ngải rủ nhau trở về cả vườn. Ngủ đêm thức dậy bước ra , mấy chậu ngải trống không bỗng mọc chồi xanh mướt.
Lúc đầu tôi không tin tưởng lắm. Nhưng sau này trồng chơi vài chậu cho vui cửa vui nhà, tôi mới biết những lời sư huynh tôi nói là sự thật…
Dựa vào đặc điểm này, nhiều thầy cao tay thường bỏ công trục ngải. Sau khi chuẩn bị chỗ ở sẵn sàng cho ngải, các thầy ra vườn ngồi trục. Cách trục của các thầy cũng đa dạng và khác nhau tuỳ theo môn phái mà mình theo học.
Phương pháp trục ngải có lẽ không tiện viết ra đây vì không phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Hy vọng các bạn cũng hiểu và thông qua phần này.
Thầy cao tay và có duyên với ngải, chỉ cần trục một đêm là thành. Còn lại thông thường từ ba đêm đến bảy đêm mới có kết quả. Có những loại ngải quý xuất xứ tận bên Miên cũng theo bài trục của thầy về mọc mầm xanh um trong chậu.
Không trồng, không củ, không cây. Tự nhiên ngải mọc trong vườn , trong chậu đất trống không, nếu không có linh tánh và hoá sanh thì làm sao có thể xuất hiện?
Tánh linh của ngải còn thể hiện qua việc chọn người. Nếu hợp duyên, dù thân cây vàng héo, củ ngải bị dập nát hoặc úng gần hết, sau khi vùi vào chậu vài hôm sẽ xanh tốt trở lại. Ngược lại, dù đang xanh tốt, gặp người không hạp chỉ cần vài hôm là chậu ngải tàn rụi, củ ngải úng nát hoặc biến mất.
Huỳnh Liên Tử thực ra chỉ là một nhà chiêm tinh gia có tài trước giải phóng nổi tiếng nhờ coi cho tổng thống Thiệu.Ông ta đâu phải thầy ngãi đâu mà rành về mấy vụ này. He he,vậy mà coi trên mấy diễn đàn có mấy bác Hoài Bắc Hòa Bình gì đó nói Huỳnh Liên Tử là một phụ nữ mới tiếu lâm chứ.Còn Sương Mãn Thiên là một nhà nghiên cứu huyền thuật từng phụ trách trang báo Đen Trắng chuyên mục tâm linh bùa ngãi cùng thời với thầy Huệ Bình hồi trước giải phóng.Cái cách ông này nói chuyện ngoại biến càn khôn nghe cũng hay nhỉ.
Còn cái vụ ngãi mọc thì TADN nói đúng rồi.Có khi thầy không cần trục nữa, ngãi mà hợp với thầy tự động theo thầy. Đâu đó gần nhà ta có ông thầy ngãi,hổng biết vì lý do gì ngãi bỏ ổng mà đi, chạy sang nhà ta mấy bụi ngãi nàng Rế làm ta mừng muốn bay lên trời. Nhưng cẩn thận,nhớ đừng để ngãi buồn nó lại cuốn gói mà đi nữa thì xui lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét