Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

BÙA CHÚ

Thường thì ai cũng nghe, cũng đọc hoặc nhìn thấy ít nhất một lá bùa trong đời, tuy nhiên không mấy người có được khái niệm làm được một đạo bùa là như thế nào. Vì vậy mình xin góp chút ít hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé. Phù chú Bắc tông có nguồn gốc từ Trung Quốc thì khá là cầu kỳ, phức tạp, nhưng nét vẽ thì rất đẹp. Để làm được 1 lá phù Bắc tông, phải lập đàn, có nghi thức cầu kỳ lắm, và phải dùng tối thiểu 4 loại ấn triện : ấn Bát Quái, ấn Pháp Danh, ấn Bản Mệnh và ấn Môn Phái, vì vậy mình xin nói về cách làm 1 đạo bùa của Nam Tông nhé, vì bùa chú Nam Tông rất đơn giản, có thể sau khi tu tập, vẽ bùa vào giấy, vào vải, đôi khi khoán bùa vào người hay chỉ là tờ giấy bạc gói thuốc lá, hoặc chỉ cần quán tưởng chữ phù vào người khác ( có phép khoán bùa cho người khác đau bụng chơi) - ( tạm coi Nam tông là dòng phù chú xuất xứ từ phía Nam nước ta, gồm cả Miên, Xiêm.....Có 1 số phái như Lỗ ban sát, Chà Kha, Ngũ phương Phật
Thường thì trước khi học về bùa phép Nam tông, người đệ tử phải qua một quá trình thử thách trước khi nhập môn, 100 ngày ăn chay nằm đất, luyện Ngũ Bộ Chú ( Án lam xóa ha, án sĩ lâm bộ lâm hồng phấn tra, án ma ha tất đát đa bất đát ra, án ma ni bát di hồng, án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha - đừng ngạc nhiên nếu các bạn thấy hơi khác so với Ngũ Bộ chú theo kinh sách Mật tông ). Sau quá trình này, mới được nhập cửa điện nhà thầy để học bùa phép...có câu đọc 1000 lần Kim Quang thần chú, không bằng một câu Án Lam.
Mình nói chi tiết về cách thức thực hiện một đạo bùa Nam tông, để cầu tài, để may mắn trong tình yêu. Tuy nhiên, xin phép được bỏ đi phần chữ bùa, nhằm tránh những thí nghiệm vô ích, đôi khi còn có hại. Bởi vi phái Lỗ ban có câu " Bùa linh do tổ ". Nên dưới đây chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi, cũng như trong hệ thống chính trị, hoặc trong công ty, chỉ những người được ủy quyền của lãnh đạo, mới có quyền ký và đóng dấu công ty, dấu chức danh, tất cả những chữ ký, con dấu mà không có ủy quyền, chỉ là giả mạo, hậu quả thật khó lường.
Xin nói về cách làm phù ( của một môn phái dòng Nam Tông - xin được dấu tên )
Các đạo bùa sau ,dễ dàng hiện thực với đạo hữu nào có sẵn căn bãn tu luyện ,tuy vậy mà tính hiệu quã không kém phần ,cần cữ ăn thịt trâu chó rắn rùa ,cá chép ,các vị thuốc có sừng tê giác ,rau dấp cá ,khế chua .,không chui qua dây phơi quần áo …cần nhứt là không sát sinh hại vật ,phù sẽ mất hay giãm phần linh ứng …. -lá bùa trên được chú giãi như sau –khi làm bùa cho thân chũ ,lấy 1 tấm vãi màu vàng còn mới ,kêu họ úp 2 bàn tay đễ sát nhau vào khăn vãi ,sau đó lấy kéo cắt ngay vãi chỗ úp tay ,có hình chữ nhật ,vẽ bùa màu đõ vào khăn ấy ,tam thanh là 3 net vvv vẽ trước ,kế vẽ phần như tấm lưới ,sau hết vẽ phần như eee với cái móc –phía dưới bùa ghi tên họ tuỗi người thân chũ -nhớ lúc vẽ bùa và ghi tên thì luôn nín thỡ -hễ thỡ ra vô là phãi nhấc tay lên –khi nín thỡ thì lại hạ bút vẽ tiếp .-liên tục trong 3 ngày ,giờ ngọ thắp 5 cây hương khấn :-nam mô tiên sư, tỗ ,sư tam giáo đạo sư,tam vị thánh tỗ lỗ ban ,12 thần phù chứng cho tôi việc …. ,nín thỡ đồ lại bằng đầu hương các net bùa và tên họ người dùng –(trong lúc nín thỡ đồ lại lòng thầm niệm chú :-nu bi đà quá ,de bi qua hum tên ..họ…tuỗi…được việc……) đồ xong rồi kê nén hương lên môi thỗi khói hương vào lá bùa (khăn )….lúc hớp hơi vào ngước mặt lên trời về phía đông …lại tiếp tục hoạ phù bằng nhang như vậy cho đũ 12lần .,thong thã mà làm .tức là 12 lần niệm chú và 12 lần thỗi vào lá bùa .ngày hôm sau,buỗi sáng ,có thễ giao bùa cho người xữ dụng ,lúc giờ thìn là tốt nhứt ..không nên giao bùa từ lúc ngọ hay chiều tối ,sẽ kém hiệu quã .người dùng bùa nên cữ các món ăn như đã nói trên ,lá bùa nầy hiệu quã trong 1 tuần hay nữa tháng …sau đó người dùng muốn tiếp tục thì phãi giao lại cho thầy tom lại 3 hôm như trên ….nên đễ bùa trên bàn thờ trong 1 cái dĩa sạch chưa dùng ,cúng hoa quã ,trà nước tinh sạch là việc cũa pháp sư …….người dùng nên đễ bùa trong túi áo ,không được đễ túi quần ,lúc về nhà không dùng nên đễ bùa trên bàn phật hay gia tiên ……………khi không dùng nữa phãi trã lại lại cho pháp sư ,không được tự ý vứt bõ …….pháp sư nên phun rượu vào khăn bùa 3 lần ,giũ bùa 3 cái –lòng cãm ơn chư thần tỗ và nói 3 lần–bách giãi chưsự,thần quy đáo hồi bỗn ,cấp như luật lệnh ….sau đó đốt khăn trong lò đất với cồn hay rượu mạnh , đốt cho không còn sót mẫu nào ……..về phần người dụng bùa nếu trước có hứa xong việc cúng tạ tỗ thì phãi giao cho pháp sư cúng tạ như lời hứa.nếu muốn công năng bùa mạnh hơn nên tom bùa liên tục như trên trong 7 ngày .công dụng bùa nầy dùng nói chuyện tạo các cơ hội làm ăn ,mai mối ,kêu gọi khách ,nói chuyện hoà sự ,hay tạo mối quan hệ lúc đầu tốt đẹp cho đối tác cũng như trong việc tạo cãm tình giữa đôi nam nữ trong những lần gặp mặt đầu .người dùng bùa nên vái việc mình muốn 3 lần ,trước khi đễ bùa vào túi áo ,có thễ cho bùa vào 1 túi vãi đõ cũng tốt ,người nữ có thễ cho bùa vào áo ngực .,pháp sư khi trao bùa cho thân chũ bằng tay phãi cũa mình nếu là nữ ,và tay trái nếu là nam ,nên ghi nhớ đều nầy .
Một đạo bùa khác :
đây là 1 đạo bùa ,mà cách hiện thực cũng như trên bài 1 ,tuy nhiên nó sẽ nâng cao hiệu quã hơn với đạo bùa đầu ,nó đặc biệt ứng dụng vào sự mai mối kinh doanh nào mà người cầm bùa trực tiếp đụng chạm liên quan đến TIỀN .có thễ làm đạo bùa đầu tiên cho họ xữ dụng ,sau 21 ngày sẽ nâng cấp lên dùng đạo bùa thứ nhì nầy .-khi tom (sên bùa )chĩ cần đỗi thần chú như sau (na ma a chăn )3 lần .-nam mô thâu vạn đa tài chơn tứ phương ,bá nhơn nhất đạo đắc đa lợi ,thần phù taịo ngã giáng hiễn linh ,câp câp như luật lịnh sư tỗ .đạo phù đầu ta sên 12 lần mỗi giờ ngọ ,nhưng đạo phù nầy cần phãi 36 lần sên hương nhang vào…….nếu rộng ngày nên tom trong 7 ngày ,21 ngày cho bùa mạnh mẽ ….cũng là tuỳ việc có tầm quan trọng cỡ nào .ta nên lựa ngày tốt khỡi sự làm pháp ,cũng như chọn ngày tốt giao bùa cho thân chũ …các loại sách coi ngày đều ghi rõ ,nên dễ dàng áp dụng vậy .cũng có khi ngày giao bùa không tốt thì ta nên hoãn 1-2 hôm cho được tốt ngày .


Khi muốn thực hiện phép ,cần chuẫn bị lễ vật cúng cho đũ ,không nên đễ sơ sót ,không đễ ai kêu mình lúc làm phép ,tập trung vào việc không nghĩ vu vơ ,cần tắm rữa tinh sạch trước ,quay về phía đông hay đông nam lúc làm phép ,cần nhứt là trước đó nên tập vẽ và nín thỡ tom bùa cho thuần thục , đễ lúc tom bùa không lúng túng quên thần chú ,phãi học thuộc làu làu ………..không vẽ phù rồi vứt bõ lung tung ,phãi tập trung lại hoá đi trong lò đất .Có một điều nhiều pháp sư hay vấp phãi là uống rượu say và mắng mõ người ……không nên đễ tỗn âm đức …..vị pháp sư có thễ không nói ,mắng …nhưng hoàn toàn có thễ làm mà không nói …còn hơn lỡ lời nói mà không làm .

Những hướng dẫn trên, đều là cách thức làm 1 đạo bùa của một môn phái. Mỗi một loại bùa phép, lại có những câu chú, nghi thức làm bùa riêng, ít loại nào giống loại nào.
Hi vọng bài viết này cũng giúp được các bạn hình dung được cách tạo một loại bùa là như thế nào

CÁCH TRỊ TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

CÁCH HÓA GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG :

Trùng tang liên táng là một sự thực , dù cho người ta đến ngày hôm nay vẫn chưa tìm ra bản chất của nó . Từ xa xưa , người Việt chúng ta đã có quá trình theo dõi , điều trị có hiệu quả việc này . Thực ra sau khi tính toán và phát hiện ra người chết phạm vào Trung tang liên táng , việc điều trị rất đơn giản và hiệu quả rất cao . Điều cần thiết là khi phát hiện ra phải điều trị càng sớm càng tốt . Cậu tư xin giới thiệu một số phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng có kết quả mà cậu tư sưu tập được và một vài phương pháp cậu tư thường sử dụng đạt được kết quả khá tốt . Một điều cần chú ý là có nhiều phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng , nhưng những phương pháp của Tiên Gia , Phù thủy , Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt Trùng . Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của Thày còn cao , Trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục , nhưng khi Thày chết , không còn ai cai quản nhà tù nữa , Trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến Gia đình Thày và Thân chủ . Phương pháp tốt nhất là dùng Mật Tông , trì chú cho Trùng được siêu thoát , sau đó hồi hướng công đức cho họ . Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp , siêu độ cho Trùng rất tốt , khiến cho Trùng sớm siêu thăng tịnh độ , không còn làm ác được nữa .

CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG :

1/ BÀI THUỐC TRẤN TRÙNG :
Dùng các vị sau đây :
1/ Thần sa : 3 đồng cân .
2/ Chu sa : 2 đồng cân .
3/ Hồng hoàng : 5 đồng cân .
4/ Sương luật : 5 đồng cân .
5/ Địa liền : 5 đồng cân .
6/ A ngùy : 3 đồng cân .
7/ Huyết giác : 3 đồng cân .
8/ Đại hồi : 5 đồng cân .
9/ Quế chi : 5 đồng cân .
Dùng chỉ ngũ sắc kết phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH để trên mặt thuốc , cho vào túi vải yểm trong quan tài .
THEO CÁCH CỦA ĐẠO PHẬT : Trước khi liệm : Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh ( OM MANY PADME HUM ) có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu , chân , hai bên vai , hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn : Vong Nam 7 , Vong nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín , để trên nắp quan tài trên vùng bụng , dùng một cái niêu đất úp lên trứng , sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.
THEO CÁCH CỦA ĐẠO GIA : Linh phù ngũ trấn.
Dùng Ngũ linh độn số chọn thời gian khâm liệm , thời gian di quan ( chuyển quan tài ra khỏi nhà ), thời gian hạ Huyệt. Tại mỗi thời điểm trên ta có một quẻ Ngũ linh ( tránh những quẻ Lục xung , quẻ có tượng xấu , Dụng khắc Thể , Thể sinh Dụng , quẻ có hào Thái tuế động ).
Trước khi khâm liệm : Dùng giấy mầu vàng hai mặt có kích thước 30 x 10,5 cm vẽ quẻ Dịch của ba thời điểm trên , mặt kia vẽ Thư phù ( Dịch tự của quẻ đó ). Quẻ của Cục khâm liệm dán ở thành trong phía đầu quan tài. Lưu ý mặt có Quẻ dán úp vào mặt gỗ , mặt có Dịch tự quay ra ngoài. Quẻ của Cục Di quan dán ở chân quan tài. Quẻ của Cục hạ Huyệt , dán ở bên vai. Khi chôn cũng dùng 7 hoặc 9 quả trứng vịt như ở phần trên.
THEO CÁCH CỦA MẬT TÔNG.
Dùng Thần chú TÁN SA của ĐẠI NHẬT NHƯ LAI : d ùng cát sạch của ba dòng sông. Lấy cát giữa lòng sông đem về phơi khô, trộn vào ít châu sa, thần sa, để trong chén nước sạch. Tay kiết ấn Bảo Thủ bưng chén cát, còn tay mặt kiết ấn Cát Tường. Mắt ngó vào chén cát, miệng tụng Thần chú Tỳ Lô 108 biến làm chừng, gia trì cho được ba đêm rồi đem cát ấy rải lên mồ mả hay thi hài của người chết trùng, hay chết bất đắc kỳ tử mà vong nhơn không siêu được, làm phương pháp này liền được siêu sanh. Hoặc viết Thần chú này trên vải, giấy vàng rồi đắp lên thi hài người chết, vong họ sẽ nhờ chú lực được siêu sanh cõi Phật.
Vái trước hồng danh các vị sau đây 3 lần rồi mới trì chú :

NAM MÔ ƠN TRÊN TAM BẢO
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CHƯ NHƯ LAI CHƯ BỒ TÁT
CHƯ THIÊN, CHƯ THÁNH ,CHƯ THẦN
CHƯ VỊ THỔ ĐỊA ,LONG THẦN ĐƯA CÁC VONG LINH VÔ HÌNH VỀ BÊN KIA THẾ GIỚI .
OM A MÔ GA VAI RO CHA NA, MA HA MUSĐƠRA MANI PASMÊJÔLABRA, VAT DDADA HÙM HƠRIT BRUM .
MỘT CÁCH NỮA : dùng linh phù Tứ tung ngũ hoành hay phù của Chuẩn đề : Theo hiểu biết của dienbatn thì dùng Linh phù CHUẨN ĐỀ tốt hơn vì một bên là Giáo hóa các Linh hồn , một bên là dùng Luật. Dùng giấy vàng gấp theo hình Bát quái và dùng mực đỏ để vẽ Linh phù. Vẽ Linh phù CHUẨN ĐỀ thì dùng nghi tụng niệm tới trước phần Bát nhã thì bắt đầu đọc 108 biến của Chú CHUẨN ĐỀ. Sau đó tác bạch lý do và vẽ Phạn tự CHUẨN ĐỀ vòng quanh Bát quái. Chữ OHM vẽ ở tâm của Bát quái vẽ trước. Sau đó đọc Chú HỒI HƯỚNG cho Vong được Siêu sanh Tịnh độ. Nếu dùng Linh phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH thì cũng đọc nghi tụng tới trước Kinh Bát nhã thì cũng dùng giấy vàng chữ đỏ , giấy gấp hình Bát quái , vừa vẽ vừa đọc Chú TỨ TUNG NGŨ HOÀNH :
Nhất tung khai Thiên môn ,
Nhị tung bế Địa hộ.
Tam tung lưu Nhân ngôn ,
Tứ tung sát Quỷ lộ.
Nhất hoành trừ Nạn khổ ,
Nhị hoành độ Nhân thân ,
Tam hoành trừ Ác tặc ,
Tứ hoành trừ Sát nhân
Ngũ hoành trừ Hung thần ,
Cấp cấp như CỬU THIÊN HUYỀN NỮ Y NHƯ LUẬT LỆNH.
Lưu ý : Khi vẽ Linh phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH , tới đoạn cuối có 3 vòng khoeng , Sau khi vẽ xong cũng đọc chú HỒI HƯỚNG cho Vong như ở trên , khi Tẩm liệm , bỏ những lá Linh phù đó vào trong quan tài.
LINH PHÙ TỨ TUNG NGŨ HOÀNH .





CÁCH CUỐI CÙNG CỦA PHÁP SƯ : Dùng BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ TRẤN ÂM TRẠCH hóa giải. Cách này dùng sau khi đã chôn mà không chọn được ngày giờ tốt vì một lý do nào đó , hoặc sau khi chôn một thời gian , mộ tác phát những điều xấu đều có thể hóa giải được rất linh nghiệm.
BỘ LINH PHÙ TRẤN TRÙNG gồm 29 lá để tôi chỉnh sửa lại rồi sẽ post tiếp

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

GỪNG CHỮA VÀ PHÒNG BỆNH

1/ Bài thuốc chống và chữa say xe :
- Trước khi đi xa bằng ôtô, lấy 1 củ gừng to , rửa sạch, nướng sơ xho xém vỏ và chín thịt bìa ngoài . Giã nát vắt lấy nước ốt . Bỏ vô tủ lạnh . Trước khi lên xe khoảng 20-30 phút uống hết ly nước đó .
- Trước đó có thể nấu cháo đậu xanh nguyên vỏ , bỏ vô củ gừng đập dập nấu chín và ăn . Rồi uống nước gừng .
- Cất lấy 4 lát gừng KT cỡ 1cm2 , buộc vào huyệt Nội quan và NGoại Quan ở 2 cổ tay . Dùng băng keo cố định lại trong suốt chuyến đi . Có thể buộc thêm 1 lát nữa vào lỗ rốn càng tốt .
- Trong chuyến đi , cầm theo 1 miếng gừng thỉnh thoảng nhấm nháp 1 tý cho đỡ lợm giọng .
Bài này đã được Viện y học Thượng Hải TQ - nghiệm phương cho kếtquả rất tốt . Giá trị của 1 củ gừng to bằng 1 viên thuốc chống say xe , nhưng ổn định lâu và ko có tác dụng phụ .

2/ Bài thuốc chữa mụn cóc :

Mụn cóc là một dạng nấm da , thường mọc trên mặt và tay chân . Tên gọi là cóc thì biết rồi , bề mặt sù sì màu sắc xấu xí . Mụn cóc thường hoạt động theo bầy đàn , nghĩa là có 1 mụn cái và vô số mụn con ăn theo ở lân cận . Thường mục cóc ko gây đau ngứa , nhưng đôi khi gây bất tiện và mất thẩm mỹ . Nhiều người , đặc biệt là chị em phụ nữ bị mục cóc rất khổ sở vì nó làm giảm dung nhan . Nhiều bài thuốc trị mục cóc mnhư đốt điện, chà vào quan tài người chết , chà rơm khô , cất bằng dao , bôi máu lươn.... nhưng thường thì ko hết mà quá trình thực hiện hay gây đau đớn cũng như hơi rùng rợn .
Bài thuốc : Dùng gừng già , giã dập chà xát mạnh vào mục cóc cái cho nó đỏ lên , sau đó thấm nước gừng lên bề mặt mụn cho dầy đặc , khi khô sẽ trở thành 1 lớp bột trắng . Những mụn cóc có ăn theo cũng chà luôn nhưng ko cần kỹ như mụn cái . Một ngày làm 5-7 lần . Lần quan trọng nhất là trước khi đi ngủ. Làm liên tục 5-7 ngày tuỳ trường hợp có khi 3-4 ngày đã thấy hiệu quả. Mụn tróc vảy và bay nhanh , ko gây đau đớn ( chỉ hơi ngứa 1 tý ko đáng kể ) Sau đó ko để lại sẹo . Khi mụn cái bay , các mụn con cũng bay theo .
Bài thuốc này sưu tầm từ tạp chí Thuốc và Sức Khoẻ , được tôi thực nghiệm thành công ở 3 người - 1 cụ già 75 tuổi có 1 mụn cóc ở mặt to bằng đầu lớn đũa ăn cơm , nổi cao cả 5 - 7 ly, 1 em bé 1 tuổi và 1 tôi bị ở tay .
Em bé là con một anh bạn , khi đưa cháu vào viện Nhi Đồng - HCMC , các bác sĩ nói phải hội chẩn vì cháu còn nhỏ để mổ cắt . Họp hành đi lại nhiều quá , anh bạn tôi tức khí bế con về . Sau khi nghe tôi bày , anh ấy thực hiện cho cháu sau 5 ngày thì OK. Chả đau thằng bé , mà kinh phí chắc hết 15 ngàn là cùng . Bây giờ anh ấy vẫn tâm đắc với bài này .
Hiện nay hình như tôi còn 1 thằng mụn cóc ở chân , tôi sẽ sử lý tiếp , sẽ theo dõi chụp ảnh mỗi giai đoạn và post cho bà con coi để tai nghe mắt thấy .
Qua nhiều báo, thấy nhiều người quan tâm đến mụn cóc lắm . Anh chị em nào đọc bài này , dù bắt gặp người quen hay người lạ mà bị mụn cóc , hãy phát tâm bày cho họ bài thuốc này . Công đức này xin hồi hướng cho vị bác sĩ mà tôi quên mất tên đã đăng tạp chí Thuốc và Sức Khoẻ .
Gừng còn rất nhiều tác dụng kỳ diệu , mà các bạn có thể tham khảo ở nhiều báo chí . Nói cả buổi chắc chưa hết . Ở đây chỉ giới thiệu 2 bài đã qua trải nghiệm . Ai có bài nào hay post tiếp nên . Có dịp tôi sẽ bàn thêm về gừng để cống hiến với bà con 1 vị thuốc qúi , rẻ mà rất tiện lợi .
Gừng chống ung thư buồng trứng

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (Mỹ), các hợp chất trong củ gừng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng và ngăn ngừa các tế bào ung thư này trở nên đề kháng với các phương pháp trị liệu.

Nhóm nghiên cứu đã lấy bột gừng (loại có bán trên thị trường) cho tiếp xúc với tế bào ung thư buồng trứng.

Bột gừng đã khiến cho các tế bào ung thư tự hủy diệt bằng cách tự ăn chính chúng - một cách làm mất đi khả năng đề kháng của chúng mỗi khi bệnh nhân tái phát bệnh.

Tính năng này của củ gừng hứa hẹn sẽ trở thành một liệu pháp trị ung thư buồng trứng tận gốc vì không để cho các tế bào ung thư có cơ hội "tái xuất" và trở nên "bất khả xâm phạm" đối với liệu pháp hóa trị vẫn đang được ứng dụng hiện nay.
Phát hiện thêm một số tác dụng kỳ diệu của gừng

Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian.


Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể; chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy.
Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống với chất acid salicylic trong thuốc aspirin. Các nhà bào chế đã sử dụng chất đó, chế thành một loại thuốc hòa loãng máu để chống sự đông máu; thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứỏng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim. Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ.
Ngoài ra, các nhà khoa học Ðức đã phát hiện thấy, nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư. Các chuyên gia Philipin phát hiện thấy gừng có tác dụng chống đau răng - thực nghiệm cho thấy, các chất zingiberol, zingiberen, aldehyde... trong gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn. Các chuyên gia Hà Lan phát hiện thấy trong gừng có những chất tác dụng giống như thuốc kháng sinh và tác dụng của chúng rõ rệt nhất đối với các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn salmonella gây nên. Cuối cùng, chúng ta cũng không nên quên một số tác dụng "kinh điển": Giã gừng tươi vắt lấy nước cốt, bôi ở ngoài da có tác dụng tiêu thũng, giảm phù nề. Giã gừng với vài hạt muối, bó vào chỗ đau có thể chữa bong gân. Giã gừng với củ cải, vắt lấy nước uống có thể tiêu trừ chứng trướng bụng, lại có thể chống mệt mỏi và làm cho tinh thần thêm phần sảng khoái. Trước khi cần đi xa, có thể ăn mấy miếng mứt gừng, vài lát gừng sống, hoặc hãm gừng với nước sôi uống, có thể chống say xe trên đường

BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU LƯNG

Nếu bị đau lưng thường xuyên, có thể lấy bầu dục lợn 2 quả, bổ đôi ra, không rửa hay lọc chất trắng (bể thận), cho vào mỗi bên 2 g đỗ trọng rồi bọc lại bằng lá hay giấy, sau đó nướng lên, ăn hết trong ngày (cũng có thể hấp cơm hay hấp cách thủy).

Theo Đông y, nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng thường là thận kém. Vì vậy thuốc chữa trị chủ yếu có tác dụng bồi bổ chân âm và làm cho thận vững mạnh. Sau đây là các bài thuốc khác chữa đau lưng:

- Thận hư gây đau lưng: Phá cố chỉ (sao lên) 4 g, đỗ trọng (tẩm nước muối để sao) 4 g, tán nhỏ, tẩm với 1 quả bầu dục lợn rồi nướng chín, ăn với rượu.

- Đau lưng thông thường: Dùng cây cóc mằm sao vàng, ngâm với rượu để uống. Cũng có thể lấy vỏ cây gạo cạo sạch vỏ ngoài, ngâm với nước gạo nửa ngày, sao vàng rồi sắc uống.

- Đau mỏi thắt lưng: Cây cỏ xước 16 g (sao với muối), tầm gửi cây bưởi 16 g, rễ dứa gai 16 g (sao), rễ cà gai leo 16 g (sao), tua rễ si 12 g (sao). Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày.

- Đau lưng nằm không yên, đi đứng không thẳng: Lá nhàu 10 lá thái nhỏ, lá ngũ trảo 1 nắm, ngải cứu 10 lá, tất cả giã dập, xào nóng, cho vào vải mỏng để chườm chỗ lưng đau, khi nguội thì đặt xuống giường để nằm (lót vào chỗ đau), làm vài lần sẽ khỏi.

- Đau lưng nhức mỏi: Vỏ bưởi đào 200 g, ngải cứu 1 nắm, sắc đặc, uống nóng trong 3 ngày liền sẽ khỏi.

Hoặc: Lấy hạt chanh 1 chén sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 4 g với rượu trắng, uống liên tục trong 3-4 ngày sẽ hết đau. Cũng có thể dùng đuôi lợn nấu chung với đậu đen, ăn hết trong ngày.

HÀN THANH THỦY THANG

" Giận quá mất khôn " - Tục ngữ Việt Nam

Đã bao giờ bạn nóng giận chưa . Chí ít cũng vài .... chục lần. Do nhiều nguyên nhân , áp lực , stress....dẫn đến trạng thái này. Hậu quả của cơn nóng giận có lúc cũng nhẹ nhàng thôi , nhưng đôi khi cũng lớn chuyện đấy .Thiệt hại về vật chất và cả tinh thần .

" Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chúm chím rằng anh giận gì ...."
Hay : " Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa mấy đời biết khê " - Ca dao Việt Nam

Đấy là liệu pháp xoa dịu khác quan . Còn chủ quan thì có bài sau đây :
Để hạn chế cơn nổi tam bành , bạn có thể dùng trị phương sau đây .
Khi cơn nóng giận nổi lên, tìm ngay một ly cối nước lạnh ( nước đá cànhg tốt ) và ực 1 phát . Nếu chưa đã uống tiếp 1 ly nữa , và sau đó hãy trở lại với vấn đề danh dở , bạn sẽ thất tinh thần và thái độ tích cực hơn .

Cơ chế của cơ giận : Do bức xúc , thần kinh trung ương sẽ chuyển xuống các bộ phận tim mạch, tiêu hoá , bài tíêt .......các thông tin kích động . Thế là " ba máu , sáu cơn " nổi lên như vũ bão . Trạng thái cơ thể lại kích hoạt về trung ương thần kinh những tín hiệu bạo động , làm rối loạn . Các cơ quan " phát ngôn " " cử động " hoạt động hỗn loạn thế là đập bàn rầm rầm , " đĩa chén bát bay " la hét ầm ĩ , và sợ nhất là phát ngôn mất kiểm soát .

" Sảy chân thì đỡ bằng sào
Sảy miệng thì đỡ ....làm sao bây giờ " _ Tục ngữ , Ca dao VN

Khi các bộ phận tim mạch, tiêu hoá , bài tíêt ....bị "kích hoạt" , sẽ sinh nhiệt . Lúc đó lại dùng một thang "hàn thanh thủy" dập tắt lữa " tam muội " , các tín hiệu phản hồi về não bộ sẽ dịu dàng hơn . Và như theo mô tả như trên , sẽ tất yếu sẽ kiểm soát được cơn giận dữ .
Với các "sếp" cần một " cái đầu lạnh " thì bài này hữu dụng đấy .
Bạn cứ thử xem và sẽ thấy hiệu qủa của nó . OM MANI PAME HUM.

BÀI THUỐC CHỮA VẾT THƯƠNG LỠ LOÉT LÂU NGÀY KHÔNG LÀNH

Lấy vừng đen ( mè đen ) rang cho cháy thành than đen , để nguội giã nhỏ . Trôn một ít dầu cá , thành hợp chất sền sệt . Vết thương rửa sạch bằng ô xi già hoặc nước nấu lá trầu không loãng . chấm bông cho khô . Bôi hỗn hợp than mè đen + dầu cá lên . Vết trhương rất nhanh lành .
* Vết thương do bỏng bị trầy da, lở loét khó lành hơn vết trầy da do va chạm vì tổn thương da thịt ở đó là do nhiệt , các tế bào bị " chín " hoặc " tái " nên khó tái tạo .
*** Lưu ý dụng cụ giã than mè và trộn hỗn hợp phải sạch sẽ, khô ráo - ko vương nước vào .
Ngày xưa vết thương của chú tôi dạng bỏng sâu , vì nhụa cao su cháy rơi vào bám chặt , lúc đó còn dại lấy tay phủi ra nên bị tróc da . Đi bác sỹ cho thuốc tây y ko xi-nhê . May có bài thuốc này , đâu bôi 3-4 ngày là lên da non.
Chúc mọi người may mắn - Nammo

NGỨA ƠI LÀ NGỨA..........

Ngứa là một chứng phổ biến, hay gặp nhiều trong mùa nắng nóng. Dân ta thường xếp nó vào một trong hai cực hình khó chịu bậc nhất: 'đau đẻ, ngứa ghẻ', nó bắt phải 'sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn',... Trên thực tế, ngứa không chỉ do ghẻ và các ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, mà còn do nhiều bệnh khác dẫn tới như: ung thư, đái tháo đường, bệnh gan mật, bệnh thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng..Nếu để kéo dài, chứng ngứa sẽ gây cho người bệnh trạng thái căng thẳng, cáu gắt bực bội triền miên, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm thần, làm giảm sút năng suất, chất lượng công tác, học tập.

Để giải quyết chữa trị một số chứng ngứa thông thường, chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc Nam độc đáo mới sưu tầm được trong dân gian, bước đầu ứng dụng đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Bài thuốc gồm 7 vị, có thể tìm thấy dễ dàng ở mọi miền trên đất nước ta. Đó là : Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa nhỏ lá, Đậu săng (mỗi thứ một nắm, khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), Khoai lang (một củ), Đường bát (đường đen xứ Quảng) 1/4 tán, Gan heo tươi (1 lạng). Tất cả rửa sạch cho vào om, đổ 2 lít nước, sắc còn 1 lít, chia uống 3 lần trong ngày. Không để qua ngày vì dễ thiu.
Theo chúng tôi, bài thuốc dân gian này độc đáo ở chỗ nó hoàn toàn tuân thủ về lý - pháp - phương - dược của Đông y học cổ truyền. Theo Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn, tác phẩm kinh điển của Đông y thì các chứng ngứa đều do huyết hư không nuôi dưỡng được da thịt mà gây ra (chư dưỡng vi hư huyết bất vinh cơ tấu sở dĩ dưỡng dã). Lại nói các chứng đau ngứa lở đều thuộc vào Tâm (chư thống sang dưỡng giai thuộc vu tâm). Nên nhớ tạng Tâm của Đông y không chỉ riêng trái tim mà còn bao quát cả hệ tuần hoàn và thần kinh tri giác (Tâm chủ thần minh, Tâm chủ huyết mạch). Theo học thuyết ngũ hành, Tâm thuộc hành hoả, liên quan với mùa Hạ. Điều này giải thích vì sao mùa Hạ chứng ngứa phát sinh nhiều nhất và thường gặp phải ở những người có cơ địa huyết nhiệt (biểu hiện lâm sàng: nóng lòng bàn tay, bàn chân, vùng ngực; phát sốt nhẹ vào lúc xế trưa; môi đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ nhợt, hay khát nước, tiện táo bón, tiểu tiện vàng, mạch nhanh, hay cáu gắt, mất ngủ...). Cũng theo học thuyết Ngũ hành, Can Mộc sinh tâm hoả, căn cứ nguyên tắc “con hư thì bổ mẹ”, muốn trị bệnh ở tạng Tâm, phải tăng cường chức năng tàng huyết và sơ tiết của tạng Can (sinh lý học hiện đại gọi là chức năng dự trữ máu và chức năng khử độc hay chức năng bảo vệ của gan). Nói tóm lại, muốn chữa chứng ngứa phải nhằm vào hai tạng Tâm và Can, và dùng phép chữa dưỡng huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, khu phong trừ thấp. Khảo sát các vị thuốc trong bài thuốc này ta thấy chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về phương pháp chữa đã nêu trên.
Rau Má: Tên chữ Hán là Liên tiền thảo, tên khoa học Centella asiatica Urb. Vị hơi đắng nhạt, thơm, tính mát. Tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, chữa rôm sẩy, mẩn ngứa...
Chó đẻ: Còn gọi là Chó đẻ răng cưa, Diệp hạ châu, Diệp hoè thái. Tên khoa học Phyllanthus Urinaria L. Vị đắng, tính mát. Tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết.
Cỏ sữa nhỏ lá: Hồng liên thảo, Địa cầm thảo. Euphorbia thymifolia Burm = Euphorbia humifusa Will. Vị đắng, tính mát. Tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, sát trùng, thông sữa, lợi tiểu.
Đậu săng: Còn gọi Đậu cọc rào, Đậu chiều, Đậu chè, Mộc đậu. Cajanus flavus D.C.= Cajanus indicus speng. Lá cành Đậu săng có vị nhạt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, giảm đau.
Khoai lang: Cam thự, Ipomoea batatas Lamk. Vị ngọt, tính bình. Tác dụng nhuận trường, bổ tỳ vị.
Đường đen: hay Đường đỏ, tức Đường mía (thành phần chủ yếu: sacaroza), chế thủ công thành từng tán, thường gọi Đường bát Quảng Nam. Vị ngọt, tính ấm. Tác dụng hoà trung, trợ tỳ vị, hoạt huyết, tán ứ, nhuận tâm phế khi táo nhiệt.
Gan heo ( trư can): vị ngọt đắng, tính ấm, tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, sáng mắt, vừa là thức ăn bổ dưỡng, vừa làm chức năng dẫn thuốc quy về kinh tạng can theo nguyên tắc “đồng khí tương cầu”.
Như vậy, trong bài thuốc: Gan heo, Đường đen, Khoai lang là các vị thuốc bổ huyết, bổ tỳ vị (tỳ sinh huyết). Riêng Khoai lang còn có tác dụng nhuận trường. Còn các vị Rau má, Chó đẻ, Cỏ sữa, Đậu săng là thuốc thanh nhiệt tiêu độc.
Từ phân tích lý - pháp - phương - dược như trên, chúng tôi đã mạnh dạn ứng dụng điều trị bằng cách kê đơn và hướng dẫn người bệnh tự tìm thuốc trong nguồn thuốc Nam hoang dã, hầu như không tốn kém. Theo dõi kết quả, chúng tôi nhận thấy bài thuốc rất thích ứng các chứng ngứa ngoài da mà mắt thường không thấy gì đặc biệt (trừ những tổn thương do gãi). Thường chỉ dùng từ 1 đến 3 thang là có kết quả. Sau đó có thể dùng thêm vài ba ngày nữa (liều lượng giảm 1/2 )để phòng tái phát. Đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, nấm (có tổn thương da mà mắt nhìn thấy được như nốt ngứa, luống ghẻ...) mà cơ địa người bệnh nóng nhiệt có thể dùng bài này uống trong kèm với thuốc bôi ngoài đặc trị theo từng loại bệnh thì kết quả càng nhanh. Đối với các bệnh khác dẫn đến chứng ngứa cần điều trị bệnh gốc đồng thời có thể kết hợp bài này để giảm ngứa. Nhưng lưu ý, người bệnh có triệu chứng hàn (như sợ lạnh, ăn kém, ỉa chẩy lỏng kéo dài...) thì không được dùng bài NÀY

BÀI THUỐC CHỮA BỎNG

Bỏng lửa , bỏng nước thường hay gặp phải . Nếy bạn sử dụng xe gắn máy ( loại phổ biến ở VN ) Thì nguy cơ bỏng pô xe rất dễ xảy ra .
Xin cống hiến 2 bài thuốc chữa bỏng hiệu nghiệm, phổ thông dể áp dụng đã qua kiểm chứng của bản thân.
Hai bài thuốvc này tôi sưu tầm từ tạp chí Sống Vui Khoẻ những năm 2000, d0ến nay tạp chí này ko phát hành nữa . Tạp chí này thường đăng những bài thuốc nam hay , tiếc là tôi chỉ sở hữu vài số - bạn nào trước đây có đọc và lưu giữ tạp chí này ,xem lại post thêm bài bổ sung
1- Chữa bỏng bằng trứng gà : Khi bị bỏng lửa hoặc nước sôi , giữ vết thương ko được xây sát, dùng ngay lòng trắng 1 quả trứng gà bôi đều lên vết bỏng . Vết bỏng sẽ hạ nhiệt và ko bị rộp phồng . Vài ngày sau sẽ khỏi . Đặc biệt bỏng pô xe ko để lại sẹo .
Tội nhất là chị em mặc váy , bị bỏng pô xe gắn máy , vết bỏng cháy lốm đốm , có bôi thuốc sau này vẫn có vết lờ mờ ... lại ko dám mặc váy nữa . Để trong tủ cho gián nhấm
Bài này tôi đã trực tiếp chữa cho vài người , có nhiều cháu nhỏ bị bỏng pô xe kêu khóc ầm ĩ , sau khi bôi lòng trắng trứng gà 1 lúc thì êm ngay . Nhà tôi, có lần bị bỏng pô xe trên đường , nàng ta phóng ngay vào chợ , tiến đến hàng bán trứng mua 1 quả và tác nghiệp , mấy bà bán hàng trố mắt nhìn , sau đó nghe cô nàng phổ biến lấy làm vui mừng .... :wink:
2 - Khi có người bị bỏng : tùy theo mức độ vết thương ít - nhiều , có thể từ 1 hay vài người , bốc gạo sống bỏ vô miệng nhai cho nhuyễn ra bột , rồi phun lên vết bỏng tạo thành một màng bột trắng phủ kín vết bỏng . Vết thương sẽ ko bị phồng và mau lành .
bài này tôi chưa áp dụng , nhưng theo lời người hướng dẫn thì đã ứng dụng chữa cho nhiều ca rất hiệu nghiệm.
**** Lưu ý : Sử dụng cho các vết bỏng chưa bị trầy da .

* Cơ chế chữa bỏng lửa, bỏng nước : Hạ nhiệt vết thương - tránh phồng da - tránh trầy da gây nhiễm trùng - tái tạo lại tế bào .
Các trường hợp bỏng hoá chất , nguyên tắc đầu tiên phải rửa vết bỏng bằng nước sạch ( dưới một vòi nước chảy là tốt nhất ) dĩ nhiên ko được kì cọ sau đó mới dùng các loại thuốc phù hợp . Bỏng kiềm dùng các loại thuốc có tính a xít, bỏng a xít dùng các loại thuốc có tính kiềm để trung hoà .
Ngày còn nhỏ , một lần nghịch vỏ xe cao su đốt cháy , rơi vào cổ tay bị bỏng , sau đó vết thương trầy da viêm nhiễm ko lành . Tôi được 1 ông bác chữa bằng bài thuốc rất đơn giản, vài ngày lành liền , nay cổ tay ko thấy vết sẹo , ( có chăng em nào chi li lắm nâng niu ngắm nghía mới phát hiện ra ) . Để post tiếp kỳ sau .

Chúc mọi người may mắn ko bao giờ phải dùng những bài thuốc này - Nammo .

HOÀI SƠN - VỊ THUỐC BỔ

Hoài sơn - còn một tên gọi khác nửa tôi quên rồi . Hoài sơn là loại khoai được lát mỏng màu trắng bột. Tôi dùng nó trị tiêu chảy hay kiết rất hay, khi bị tiêu chảy/kiết lấy một lát hoài sơn bỏ lên chảo sao cho hơi khét khét bỏ vào miệng ăn (nếu gan chỉ hơi vàng thì sẻ ít hiệu nghiệm hơn). Còn nhớ lúc nhỏ có một lần tôi bị tiêu chảy ào ngày 29 tết liên miên cho tới mùng một uống thuốc hong hết anh tôi (đệ tử của một ông thầy lổ ban) dẩn vào xin thuốc ổng ổng hong thèm cho (ổng nổi tiếng là cà chớn điện giựt), anh tôi mới bày là lấy hoài sơn sao cho vàng ăn vô, chừng 1 tiếng sau hết trơn .
Lưu ý là hông nên ăn nhiều quá, thường thì tôi chỉ ăn một lát là đủ, ăn nhiều sẻ gây táo bón , Trị máu nóng rất hay, máu nóng thường gây ra tim nóng (hồi hộp), đau nhức chân tay gân cốt . khi nào tôi ghiền cafe' quá thì bị liền, hốt một nấm bỏ vô nồi nấu uống thay nước . Lâu thì hai nồi, mau thì 1 nồi sẻ hết . Xin nói thêm là nếu ai có bao tử yếu thì nên uống sau khi ăn (có khi tôi làm biếng ăn sáng, uống vô chừng 5 phút là bao tử hơi đau phải kiếm gì ăn)
Đông y gọi vị thuốc này là hoài sơn, có tác dụng bổ tỳ rất tốt. Hoài sơn được sử dụng trong các bài thuốc chữa chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đi tiêu lỏng do tỳ yếu.

Khoai mài là loại cây leo, thân rễ phình thành củ dài 0,5-1 m, đường kính 2-10 cm, có nhiều rễ con. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc so le, đầu lá nhọn, phía cuống hình tim, kẽ lá có những củ con. Phiến lá dài 8-10 cm, rộng 6-8 cm. Hoa đực, hoa cái khác gốc. Quả khô có ba cạnh và có rìa. Cây mọc hoang khắp miền rừng núi, hiện được trồng ở nhiều nơi.

Từ rất xa xưa, các nhà y học cổ đã quy chức năng tiêu hóa của cơ thể cho một cơ quan gọi là tạng Tỳ. Tài liệu xưa nhất về lâm sàng là 2 cuốn Thương hàn và Kim quỹ (khoảng thế kỷ 2-3) xác định bệnh của tạng Tỳ chủ yếu là đi tiêu lỏng, sợ lạnh... Cách chữa là dùng các vị thuốc nóng nhất như can khương (gừng khô), nhục quế (quế loại tốt), phụ tử... Dần dần qua thực tế, thầy thuốc đời sau ghi nhận các mức độ bệnh khác nhau của Tỳ, đưa ra nhiều bài thuốc có các vị thuốc bổ dưỡng hoặc kích thích tiêu hóa như đảng sâm, bạch truật, trần bì, sa nhân.

Từ thực tế Tỳ bị bệnh sẽ sinh ra các triệu chứng như đi tiêu lỏng, sợ lạnh, để chữa bệnh phải dùng các vị thuốc nóng, hầu tiếp thêm “lửa” cho Tỳ; một quan niệm đã hình thành: Tỳ là dương và thuốc vào Tỳ cần phải ấm nóng. Lối phân tích trên phù hợp với đa số bệnh Tỳ. Nhưng còn một số trường hợp có các triệu chứng trái ngược, điều trị bằng các bài thuốc cũ tỏ ra không hiệu quả. Đó là các trường hợp Tỳ có bệnh, cũng chán ăn chậm tiêu, nhưng trong người không thấy lạnh, trái lại còn thấy nóng, khát nước; phân chỉ hơi lỏng, thậm chí có khi còn táo bón. Điều đó chứng tỏ Tỳ có cả âm và dương. Khi Tỳ âm bị suy tổn sẽ sinh ra khô khát, nóng trong, đại tiện bí, nặng hơn có thể thổ huyết, gây chán ăn, chậm tiêu, gầy mòn... Để chữa bệnh, ngoài các vị thuốc bổ Tỳ, cần dùng thêm các vị thuốc mát nhằm đồng thời nâng đỡ âm và dương. Có một vị thuốc độc đáo đảm nhiệm được cả hai nhiệm vụ nêu trên: đó là Hoài sơn.

Trong dân gian, nhiều người vẫn cho Hoài sơn là vị thuốc vô thưởng vô phạt, ăn cả một gánh cũng không chết. Các thầy thuốc thì chỉ khoe giỏi dùng phụ tử, thục địa, chứ không ai dám thú nhận vẫn dùng Hoài sơn hằng ngày. Thế nhưng ai cũng phải công nhận Hoài sơn là một trong những vị thuốc cổ nhất, được ghi trong sách từ cách đây 2.000 năm, và ngày nay vẫn được dùng phổ biến. Đông y cho rằng Hoài sơn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ Tỳ bổ âm, trị tiêu khát, cầm tiêu chảy, mạnh Tỳ, Phế, Thận. Hoài sơn bổ Tỳ mà không làm khô ráo, bổ âm mà không làm đầy trệ.

Người xưa dùng Hoài sơn trong bài Lục vị để bổ âm, trị chứng nóng trong, người gầy, đổ mồ hôi trộm: Thục địa 32 g, phục linh 12 g, sơn thù 16 g, trạch tả 12 g, hoài sơn 16 g, đan bì 12 g.

Hoài sơn cũng được dùng trong bài Sâm linh bạch truật tán để bổ Tỳ, trị chứng tiêu chảy kéo dài, cơ bắp teo nhão, chán ăn, mệt mỏi không có sức: Đảng sâm, hoài sơn, bạch truật, bạch linh, cam thảo mỗi thứ 80 g; biển đậu, hạt sen, ý dĩ, cát cánh, sa nhân mỗi thứ 40 g; trần bì 30 g, tán bột, ngày uống 12 g.

Ngày nay, Hoài sơn được dùng để trị các chứng suy dinh dưỡng trẻ em, tiểu đường, ho đàm nhiều do viêm phế quản mãn, tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể ở phụ nữ có thai, người mới ốm dậy... Có thể dùng phối hợp trong bài thuốc hoặc dùng đơn độc. Một số đơn thuốc đơn giản:

- Trị suy dinh dưỡng trẻ em: Hoài sơn 15 g, ý dĩ 10 g tán bột; gan gà 1 cái thái nhỏ. Hấp chín, ngày ăn 2 lần.

- Trị tiểu đương type 2 thể nhẹ và trung bình: Hoài sơn 20 g, hoàng kỳ 16 g, sinh địa 16 g, mạch môn đông 12 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống ngày một thang. Có thể chỉ dùng 100 g hoài sơn, nấu thành cháo, ăn hàng ngày để trị viêm phế quản mãn, tiểu đường, suy nhược.

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM ĐAU BAO TỬ

Bài này rất thường thôi, nhưng hiệu quả rất tốt . Người viết được phổ biến từ năm 2000, do một chủ trang trại ở Đồng Nai bày . Sau đó tôi đã hướng dẫn cho một số người thực hiện đều có kết quả tốt . Mới cách đây 3 tuần , có một anh bạn tại HCMC lâu ngày gặp lại cám ơn rối rít , nói sức khoẻ nay rất tốt, nhậu vô tư ... vì kết quả của bài thuốc này .
* Nội dung : Lá mơ lông ( mơ tam thể ) - Loại lá mơ quán thịt chó hay sử dụng làm rau ăn ( tội lỗi , tội lỗi ..... nhưng ko ăn thịt chó thì ko sao )
Mỗi buổi sáng, sau khi vệ sinh răng miệng , uống một li nước đầy rửa ruột , sau khoảng 10-15 phút dùng lá mơ đã rữa sạch, gói vài hạt muối hoặc dùng kèm 1 cái lòng đỏ trứng gà ăn cùng thay ăn sáng . Sau đó có thể ăn sáng bình thường ( có thể dùng trước bữa ăn, khi bụng đói ) - lưu ý phải dùng lúc đói bụng cho chất nhựa của là mơ vào bao phủ vết thương nội tạng . Dùng liên tục từ 1 tháng trở lên sẽ thấy hiệu quả. Một số người ko dùng được lá mơ, sau một thời gian sử dụng đã bị ... nghiền lá mơ .
* Mơ lông ( mơ tam thể , thối địt ) là một loại cây dây leo, mọc tự nhiên . Mặt lá một mặt có màu xanh , một mặt có màu tím . Dân gian có bài thuốc dùng mơ lông , băm nhỏ hấp với 1 lòng đỏ trứng gà chữa kiết lị cũng rất hiệu quả.
* Bản thân tôi đã sử dụng bài lá mơ ăn sống này , trị viêm bao tử cho kết quả tốt

BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG VÀ VÀI VỊ THÔNG DỤNG

Bài thuốc tri tiểu đường:

Đậu xanh lòng (hạt to như hạt đậu đỏ hoặc đậu trắng, vỏ màu đen, thân hạt màu xanh): 1kg
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi, thường dùng để cầm máu): 1kg
Lá dâu (nuôi tằm): 1kg

Tất cả là 3 kg chia đều làm 30 phần, sắc uống trong 1 tháng. Mỗi ngày đổ vào 3 lít nước sắc lấy 1 lít uống thay nước uống hàng ngày.

Nếu bệnh nhân tập thêm thiền hằng ngày sẽ tốt hơn.
Đây là bài thuốc chữa ho:
đặc biệt hiệu nghiệm cho ho do viêm họng, do thay đổi thời tiết (dùng điều hoà của dân văn phòng);

- Quả phật thủ (dùng để thắp hương)
- Đường mạch nha (một loại đường nghe đâu chế biến từ mầm lúa, có bán ở chợ, thường được đựng trong ống bơ trông vàng và sánh như mỡ bôi xe nhưng quánh hơn)

Tỷ lệ 1/1 về khối lượng.

Phât thủ rửa sạch (người cẩn thận có thể rửa lại bặng nước muối nhưng thiết nghĩ không cần vì quả này hình như chưa được trồng công nghiệp) thái nhỏ toàn bộ (cả vỏ, cùi và ruột nếu có) có thể tài như thái su hào để xào hay thái hạt lựu tuỳ ý.
Cho vào bát trọn với mạch nha, xong cho bát này vào nồi nấu cách thuỷ
trong khoảng 30 phút (cho vào nồi 1 ít nước nhưng không quá 2/3 thành bát để đảm bảo lúc sôi nước trong nồi không tràn vào bát).
Sau 30 phút lấy ra, cho nước thu được trong bát vào chai, cất vào tủ lạnh để dùng dần.
Mỗi lần uống 2-4 thìa cà phê cho vào chén để vào bát nước nóng cho ấm lại mới uống (ko uống lạnh). Ngày uống 3-4 lần.
Ghi chú: người lớn có thể tận dụng bã (sau khi lấy nước) để ăn cũng đỡ và hết ho

BÀI THUỐC CHỮA TRĨ

Bị bệnh Trĩ rất khổ cực , bất kể trĩ nội hay trĩ ngoại . Khi chưa có điều kiện đi cắt ( rất tốn tiền và rất đau nữa ) - Ngoài ra khi bạn thấy trong người nóng nảy , bứt dứt - Hãy làm như sau :
- Rau diếp cá - 1 Kg , đem rửa sạch , để nguyên cả cây , rễ , cho vào cùng một bát nước lạnh , một chút muối - Đun kỹ cho nhừ - Sau đó chắt ra uống lúc nguội . Đảm bảo bệnh trĩ rút lui ngay lập tức - Có khi được cả nửa năm , quên mất là mình bị bệnh Trĩ . Mọi nóng nảy bứt rứt trong người được biến mất như có phép màu , rất tốt cho tiêu hóa . Khi đun chín lên , không còn vị tanh nữa mà là chất nước chua chua , rất dễ uống . Người lớn , trẻ em đều công hiệu . Nếu Trĩ quá nặng làm liền ba ngày .
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Rau diếp cá - vị thuốc đa năng
Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư.

Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb., mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc.

Diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.

Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 g sắc uống hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống), viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng lá khô 20 g hoặc tươi 40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50 g tươi sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống).

Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Liều dùng 30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da.

Cũng theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.

Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống ôxy-hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu" nhất.

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nào ung thư máu.

Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú.
Thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá
Rau diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho trẻ nhỏ. Rau cũng có thể trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả.

Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn.

- Chữa sốt nóng trẻ em: Rau diếp cá (30g) để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương. Nếu trẻ có sản giật thì dùng rau diếp cá (8g) phối hợp với củ sả (6g), quả xuyên tiêu (2g), cách làm và sử dụng như trên.

- Chữa đái nhắt, đái buốt: Rau diếp cá (20g), rau má (20g), mã đề (10g). Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống làm một lần trong ngày.

- Chữa đau mắt đỏ: Rau diếp cá tươi, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ. Viện Mắt Trung ương đã cải tiến dạng dùng dân gian này thành dạng thuốc nước nhỏ mắt để chữa trên 60 trường hợp loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, đạt kết quả hơn 83%.

- Chữa lòi dom: Rau diếp cá tươi (50g), rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng nước muối. Băng lại. Ngày làm một lần.

- Chữa trĩ sưng đau: Rau diếp cá (50g), nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 6 - 12g chia làm 2 - 3 lần.

- Chữa viêm tai giữa: Rau diếp cá phơi khô (20g), táo đỏ (10 quả). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa sỏi: Rau diếp cá (16g), rau dệu (16g), rau chiễu (12g), cam thảo đất (12g). Sắc uống ngày một thang. (Thuốc làm sỏi phát ra ngoài).

- Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau diếp cá (20g), xuyên tâm liên (16g)) hoàng bá (8g). Tất cả thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Dược sĩ Hữu Bảo
RAU DIẾP CÁ CHỮA ĐƯỢC BỆNH TRĨ

Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống.

Diếp cá chữa được các trường hợp bệnh sau: sởi, mề đay; viêm tuyến vú, viêm tai giữa; đau mắt, nhặm mắt đỏ; viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận; viêm ruột, lỵ; phụ nữ kinh nguyệt không đều; bệnh hoa liễu, các bệnh ngoài da.

Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trĩ, lòi dom: dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ làm héo lá, mất hoạt chất).

Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau. Nên uống cùng lúc với 50g lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-100g lá tươi, liên tục trong ba tháng.

BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ


Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ những chất độc trong cơ thể , giúp chúng ta không bị nhiễm độc và phòng chống rất tốt những căn bệnh hiểm nghèo . Ai cũng có chất độc trong cơ thể , đây là bài thuốc loại trừ chất độc đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà dienbatn đã gặp và sử dụng . Đặc đểm của bài thuốc này rất rẻ tiền và đơn giản , chừng vài chục ngàn là đã thấy có hiệu quả rõ rệt .
Bài thuốc chỉ gồm có 2 vị : Bách Hoa Xà và Bán Liên chi .
Khi sử dụng , tính theo khối lượng : Bách Hoa Xà 2 phần và bán Liên Chi 1 phần .
Cách dùng : Trong tuần đầu sắc tương đối đặc , uống 3- 4 lần / ngày .
Các tuần sau có thể nấu uống thay nước .
Đặc điểm : Vị thơm , mát rất dễ uống .
Hiệu quả : Thấy rõ rệt , nhất là với những chứng bệnh về gan , ung thư dạ dày , vàng da .
Kiệng cữ : Không cần kiêng cữ gì cả .
Thảo dược chữa ung thư
Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.
Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.
Hai vị thuốc trên có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Bắc - Nam nào . Tất cả đều là dạng khô . Lưu ý nhớ rửa cho thật sạch kẻo rất nhiều đất . Mỗi lần mua độ 30.000 VND là uống được 1 tuần . Người lớn , trẻ em đều dùng được , tốt nhất là uống thay nước hàng ngày vì vị thơm rất dễ uống . Phụ nữ uống bài thuốc này tốt hơn là đi SPA chăm sóc da , nhất là những vị bị nám , trứng cá , tàn nhang ...

THUỐC HAY TRỊ VIÊM XOANG

Dưới sự ảnh hưởng của khí hậu, môi trường độ ẩm… như ngày nay thì bệnh viêm xoang có xu hướng ngày càng gia tăng và phiền toái cho người bệnh bởi đây là một căng bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.

Hiện nay trên thị trường thuốc chữa bệnh có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nhưng không phải ai cũng chọn đúng thuốc và cũng không phải thuốc nào cũng phù hợp. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ngày càng tăng nặng.
Mình có người thân bị viêm xoang đã lâu, đi bệnh viện hoài không khỏi, lâu lâu tái phát rất khó chịu. Cách đây vài tháng, có người chỉ cho một phương pháp chữa tri, theo cách này, đến nay bệnh gần như khỏi hẳn.

Đó là phương pháp dùng cây xương cá để xông mũi. Cây này còn gọi là cây xương khô hay cây Giao, thường trồng làm cảnh.
I. Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.

Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.

Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.

Lưu ý:
Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II. Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân khi đi Bác sĩ thì được chẩn đoán bịnh viêm xoang và chỉ định phải giải phẫu nhưng số tiền để mổ và điều trị tương đối tốn kém ( khoảng 11 triệu đồng vn ) và sau khi giải phẫu nếu không giữ gìn thì cũng sẽ bị tái phát bịnh trở lại trong thời gian 6 hoặc 12 tháng ( việc giải phẫu tỷ lệ hết bịnh cũng chỉ khoảng 80% ), nói chung bịnh viêm xoang là một loại bịnh không trừ một ai kể cả bác sĩ cũng không tránh khỏi. Những trường hợp có biến chứng nặng ( thể hiện qua triệu chứng lâm sàng: Chóng mặt do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, nhức đầu, ù tai, mắt mờ v.v. . . ) trường hợp này phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều cao ( uống liên tiếp khoảng 14 ngày ) để cấp thời khống chế virút vào sâu trong máu, chui sâu trong các khoang. . .Sau thời gian này có thể dùng cây Giao để làm động tác còn lại là duy trì tình trạng diệt trừ và đẩy lui mọi vi sinh tạo bịnh viêm xoang. ( do môi trường sinh hoạt, phòng ngủ không thông thoáng, ngửi trúng mùi phấn hoa do chưng bông hoa trong phòng ngủ , khói bụi, dị ứng mùi thơm v.v.. . .( người bị bịnh viêm xoang khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang đẻ bảo vệ mũi, ban ngày cũng như ban đêm ).

Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …

III. Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:


Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, inox đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
* Lấy một tờ giấy lịch treo tường lớn rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy!
* Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
* Dùng dao hoặc kéo cắt cành Giao thành từng khúc ( khoảng 4 cm ), cho vào túi xốp (nhỏ), rồi đập hay giã cho ra chất mủ, rồi cho vào ấm, đổ 1 chén nước vào ấm. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
* Đặt ấm lên bếp.


Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau:

* Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
* Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng).
* Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.

* Thời gian xông có thể chỉ là 20 đến 30 phút thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới.
* Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.


Lưu ý:

* Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
* Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.

* Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
* Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
* Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
* Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
* Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

IV. Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian:

* Mụt cóc – Mụt thịt:
Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường.
* Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc:
Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau:
Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi.
* Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn:
Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương.


LƯU Ý:
- Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.
- Người bị bịnh viêm xoang nên kiêng các thức ăn : Thịt bò, gà, tôm cua, cá biển, rau muống, chao. Tránh các thức ăn lạnh, uống nước ướp lạnh, bia, rượu.
- Mỗi ngày khi ăn cơm nên kèm theo: tỏi, hành tây ( tạo kháng thể chống viêm ).
- Tránh ngồi lâu trước hơi lạnh của máy lạnh, quạt, ánh nắng nóng rọi vào đầu.
- Tránh mưa to ( dù đi ra ngoài mưa có mặc áo mưa ), khi về nhà phải mau chóng dùng dầu gió thoa hai bên thái dương, các huyệt ế phong, phong trì, bách hội, tứ thần thông.
- Bệnh nhân phải nghe lời bác sĩ điều trị, tránh tự ý đi mua các loại thuốc nguồn gốc không rõ ràng ( hầu hết trong những loại thuốc điều trị viêm xoang thường có chất Corticoit, chất này gây suy thận, ảnh hưởng sinh lý sau này )

LƯU Ý THÊM:

*
o Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút.
o Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút.
o Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh.
o Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
o Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau:

*
o Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng.
o Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khạc đờm ra nhiều ( do sự bài tiết của xoang ) tuy khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh.
o Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.
Nhắc lại vấn đề sự hình thành bệnh viêm xoang thì những điều sau :
*** Nhắc lại giải phẫu :

Mặt được cấu tạo bởi nhiều xương nhỏ ghép lại, trong đó phần lớn là xương rỗng. Xoang chính là những hốc rỗng trong xương đó. Các xoang có liên quan đặc biệt tới hốc mũi và cơ quan lân cận. Một cách đại cương có 8 xoang xếp thành bốn đôi cân đối hai bên hốc mũi. Đó là xoang trán, xoang hàm, xoang sàn và xoang bướm:
- Xoang trán: là những hốc rỗng trong xương trán, tương ứng với hai đầu lông mày.
- Xoang sàn: là nhiều hốc nhỏ (gọi là tế bào sàng) nằm dọc hai bên bờ sóng mũi.
- Xoang hàm: là xoang lớn nhất trong các xoang.
- Xoang bướm: ở sâu trong mũi.


*** Đặc điểm sinh lý và chức năng của xoang:

- Thành các xoang được niêm mạc lót với những hàng tế bào có lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét các chất nhầy vào mũi. Do đó các xoang đầu rỗng, thóang và khô.
- Chức năng của xoang:
+ Cộng hưởng âm thanh.
+ Làm ẩm niêm mạc ổ mũi.
+ Sưởi ấm không khí.
+ Làm nhẹ đi trọng lượng khối xương đầu mặt.
+ Đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa mặt và sọ làm cho mặt được cử động thuận lợi hơn.


*** Định nghĩa và phân loại:

- Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi.
- Phân loại: có hai loại
+ Viêm xoang cấp: Là tình trạng viêm xoang trong một thời gian ngắn mà tình trạng viêm xoang này đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề.
+ Viêm xoang mãn: được đặc trưng bởi ít nhất 4 đợt viêm xoang cấp tái phát, để điều trị loại viêm xoang này thì có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật.


*** Nguyên nhânhổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên


*** Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngăn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải


*** Các thể viêm xoang cấp tính

* Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói.

* Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày.
- Trường hợp viêm xoang do răng, thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, ổ áp xe quanh răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ răng sâu bệnh khỏi nhanh chóng

* Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện sau một đợt viêm mũi nhiễm trùng hoặ sau một đợt sổ mũi thông thường. Do tính chất giải phẫu học của xoang sàng có liên quan mật thiết với thành trong ổ mắt do đó dễ gây biến chứng vào mắt và dấu hiệu về mắt xuất hiện rất sớm.Triệu chứng: sưng nề mi trên, góc trên trong của ổ mắt sưng đỏ lên, chạm vào rất đau. Nặng hơn, mắt có thể bị phù hết, nhãn cầu bị đẩy lệch xuống dưới, ra trước và phía ngoài.

* Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, do lúc này xoang vẫn còn nhỏ vì vậy lúc này nếu có viêm là viêm phần xương của xương hàm trên; thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò.

* Điều trị: Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết.


*** Viêm xoang mạn tính

* Nguyên nhân:

- Viêm mũi mạn tính từ bé kéo dài, lớn lên có thể biến thành viêm xoang mạn tính.
- Ở người lớn sau một một đợt viêm xoang cấp tính, nếu chữa không dứt điểm có thể biến thành viêm xoang mạn tính.

* Triệu chứng:

- Một trong các dấu hiệu chính của viêm xoang là nhức đầu. Tính chất của nhức đầu cũng thay đổi tùy người, tùy từng vị trí của xoang bị viêm.
- Viêm xoang trước thường nhức đầu vùng trán, vùng mặt , nhức mắt có khi nhức đầu theo nhưng giờ nhất d0ịnh, nhức đầu về buổi sáng.
- Viêm xoang sau thường nhức đầu vùng sau, nhức ê ẩm vùng chẩm vùng gáy sau.
- Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.
- Ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn


* Điều trị : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại

- Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng
- Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.

* Đông y:

Ngoài ra theo GS-TS dược học Đỗ Tất Lợi cũng như kinh nghiệm trong nhân dân là dùng lá cây cứt lợn cũng rất hiệu quả ( chú ý: bị đặt oan là “ cứt lợn” chứ thật tình lá cây này không thối chút nào, chỉ có mùi hăng hắc: khi đun lên thì có mùi thơm dễ chịu nên các chị em vùng quê hay dùng để gội đầu.)
Lấy một nắm lá tươi, rửa nhẹ tay cho sạch, giã nát rồi vắt lấy nước đem rỏ vào hai lỗ mũi, trong tư thế nằm ngửa chừng 10-15’, dưới hai vai có kê gối, nhằm để lỗ mũi dốc ngược, cho phép thuốc ngấm vào xoang. Làm mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi.
thương nhĩ tán - ké đầu ngựa.
Không chỉ thuốc Tây mới giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thuốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc dễ kiếm.

Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì một mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này.

Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) là bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (Trung Quốc). Thành phần gồm thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7 g, tân di hoa 15 g, bạch chỉ 30 g, bạc hà 1,5 g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc thì rất tốt.

Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn, làm hưng phấn hô hấp. Còn bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật.

Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn được sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc gia giảm theo thể trạng và tính chất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa.