Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

KAMASUTRA BÍ LỤC TOÀN THƯ

Kama Sutra (tiếng Phạn: कामसूत्र, Kāmasūtra) là một tài liệu Ấn Độ cổ chứa những câu châm ngôn về tình yêu được viết bằng tiếng Phạn, trong đó đề cập đến vấn đề tình dục. Tác phẩm gồm khoảng 1.250 khổ thơ được cho là do Mallanaga Vatsyayana, một nhà nghiên cứu tôn giáo sống ở Pataliputra, phía bắc Ấn Độ, viết vào thế kỷ thứ III.

Theo tiếng Phạn, “Kamadeva” là tên của vị thần tình yêu thể xác (tương tự thần Eros hay Cupid của Hy Lạp) và “Sutra” có nghĩa là “châm ngôn”. Kama Sutra được hiểu là những luận bàn về tình yêu thể xác.

Vatsyayanna đã đưa sự ân ái giữa người nam và người nữ trở thành một nghệ thuật, cũng như những nghệ thuật khác để trở thành nền tảng của hạnh phúc con người, hạnh phúc gia đình và hạnh phúc vợ chồng.

Những luận bàn đó có nguồn gốc từ rất lâu đời, nhiều thế kỷ trước công nguyên. Nhưng từ thế kỷ 4 đến 7 (có tài liệu cho là từ thế kỷ 1 đến 5), có một người tên là Vatsyayana đã tập hợp lại thành tuyển tập với nhiều tranh minh 

hoạ
Vatsyayana muốn truyền bá những thông tin trong Kama Sutra vì tin rằng chúng rất cần thiết trong cuộc sống (lúc đầu sách này chỉ nhằm phục vụ giới quý tộc).

Từ thế kỷ 19, những gì còn sót lại của tuyển tập đã được dịch ra các thứ tiếng ở Âu châu. Và đây cũng là một tài liệu có ích nhằm nghiên cứu đời sống Ấn Độ cổ đại.

Sách không chỉ viết về những hoan lạc mà con người có thể hưởng nhờ 5 giác quan mà còn viết về sex như những vui thú trí tuệ, tâm hồn. Nó không chỉ bàn luận về tình dục mà về cả lối sống và nghệ thuật sống mà những người có văn hoá cần biết, ví dụ đề cập đến âm nhạc, cách ăn uống và thưởng thức hương thơm…

Kama Sutra cũng cho biết những gì đôi bạn tình chờ đợi ở nhau và khẳng định rằng nam giới không phải là người có vai trò dẫn dắt.

Các vấn đề xoay quanh chuyện gần gũi được Kama Sutra đề cập rất chi tiết, như vấn đề “kích thước” và hoà hợp tình dục, lệch pha thời điểm, lệch pha ham muốn, vai trò của trí tưởng tượng, các tư thế (khoảng 20 tư thế), kiểu vuốt ve, ôm ấp; căn dặn cho đêm tân hôn; thực đơn trong bữa ăn; vệ sinh thân thể trước và sau khi giao hợp. Nó cũng nói về cách chữa bệnh ở cơ quan sinh dục; cách thức để tạo ra một dòng giống thông minh, khoẻ mạnh; cách khắc phục thất bại khi không làm cho phụ nữ thoả mãn, và cả hành vi tình dục đồng giới…

Nhiều điểm trong Kama Sutra không khác bao nhiêu so với sách ngày nay, thậm chí còn có vẻ gợi dục và trần trụi với ngay cả độc giả phương Tây. Tác phẩm này hơn 25 thế kỷ qua đã là nguồn cảm hứng để ra đời nhiều sáng tác âm nhạc, công trình kiến trúc và văn học ở khu vực Đông Nam Á.

Thực ra, trong Kama Sutra chỉ có 1 chương về tình dục trong tổng số 7 chương, tức là chỉ có 5/250 trang sách. Những chương khác bàn về hôn nhân và mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà ngoài hôn nhân. Một chương bàn riêng cho gái làng chơi và chỉ lưu hành trong giới này. Chương cuối nói về những cách thức kích thích tình dục và cả những bài thuốc.Như vậy, Kama Sutra không phải chỉ là sách phục vụ cho một số đối tượng ăn chơi tìm kiếm những kỹ thuật tình dục tân kỳ. Nhiều sách tình dục viết sau này cũng chỉ là diễn giải chi tiết những điều cơ bản mà Vatsyayana miêu tả.

Sau Kama Sutra, cũng có nhiều sách khác viết về tình dục nhưng không có sách nào đáng chú ý về văn phong cũng như về tư liệu như cuốn sách này
Có những lý do để Kama Sutra được ngưỡng mộ cho đến tận ngày nay:

- Trong sách, chuyện gối chăn được nâng lên thành nghệ thuật, chứa đựng các yếu tố khoa học.

- Dù mọi thứ xung quanh thay đổi nhưng cấu tạo cơ thể con người lẫn nhu cầu tình dục không hề thay đổi theo thời gian, nghĩa là cảm giác “yêu” lẫn cách thức để đạt đến “đỉnh thiên thai” không khác so với thời cổ đại.

- Kama Sutra không đơn giản chỉ là một cuốn sách về tình dục. Trên thực tế, chỉ có 20% nội dung của sách hướng dẫn các tư thế “yêu”. Một phần quan trọng còn lại là cung cấp kiến thức cho người đọc về cấu tạo cơ thể, diễn biến tâm lý... của cả Adam lẫn Eva. Ngoài ra, sách còn có những lời khuyên về điều cần làm trước và sau khi “yêu”.

- Nói một cách chính xác, Kama Sutra là cuốn sách dạy cách hưởng thụ khoái lạc, tình yêu và cái đẹp. Đó là một tác phẩm dành cho những con người tinh tế, yêu chuộng và biết thưởng thức cái đẹp.

Quan trọng nhất, nó giúp người phụ nữ gỡ rối những thắc mắc trong chuyện gối chăn, biết cách giữ chân chồng và giúp bản thân thăng hoa được cảm xúc yêu đương. Và trên hết, đàn ông và đàn bà trong Kama Sutra luôn gần gũi với tất cả các thế hệ. Họ không chỉ là những người biết thoả mãn cảm xúc đơn thuần mà còn có thể đưa việc gối chăn trở thành nghệ thuật.

Vì thế, nếu muốn hiểu được Kama Sutra, trước tiên bạn phải hiểu được vai trò của người đàn ông và đàn bà trong tác phẩm nổi tiếng này.

Người đàn bà quyến rũ trong Kama Sutra
Như một quy ước có sẵn, đặc biệt trong thời nô lệ và phong kiến, sự ham muốn chinh phục và tính cách “cả thèm chóng chán” dường như đã gắn với Adam. Phái yếu gần như hoàn toàn ở thế bị động khi bị Adam quyến rũ.

Tuy nhiên, các Eve vẫn luôn trang bị cho mình một thứ vũ khí lợi hại, đó là bí quyết quyến rũ người đàn ông của mình trong phòng the. Phụ nữ cho rằng khi phái mạnh chìm ngập trong “lửa tình”, dường như họ quên cả đất trời. Và bí quyết của phái yếu như sau:

- Sự hiểu biết: Họ thường tắm trong nước ướp hoa tươi, tẩm lên mình nước hoa và dầu thơm, trang điểm đẹp và ăn mặc lộng lẫy, biểu lộ những đường cong gợi cảm trên cơ thể.

Hơn ai hết, họ biết rất rõ rằng sắc đẹp và mùi thơm là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo sự quyến rũ.
Họ còn biết cách dùng hành động và âm thanh vào thời điểm thích hợp để kích thích đàn ông, giúp tăng sự hưng phấn. Đặc biệt, phụ nữ còn khéo léo che đậy khuyết điểm của mình và của chồng bằng những kiểu yêu thích hợp.

Chẳng hạn trong Kama Sutra có đề cập đến kích cỡ vùng kín của quý ông và quý bà. Sách cũng nêu rõ nếu kích thước không phù hợp, người phụ nữ có thể tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà biến chuyển cách thức cho hợp lý.

Khi “cậu bé” hơi quá cỡ, Eve sẽ dùng thế “indrani” để mở rộng cửa đón người chồng của mình. Nếu trong trường hợp “cậu bé” hơi nhỏ, Eve có thể dùng thế kẹp để cùng chồng đến “đỉnh Vu Sơn”.

“Với những người chồng có vẻ đã “nguội lạnh” và quên mất bổn phận của mình, Eva có thể nhẹ nhàng quyến rũ chồng bằng những cử chỉ vuốt ve, âu yếm cùng những lời mật ngọt trên môi. Từ sự mệt mỏi, các Adam dần lấy lại hưng phấn. Từ đấy, người phụ nữ dẫn dắt người tình “lâm trận” lúc nào chàng cũng không hay.

Khi thấy đối tượng đã kiệt sức sau thời gian “chiến đấu” bền bỉ, Eve nên chủ động “lật ngược thế cờ” để giúp bạn tình hưng phấn trở lại.

Kama Sutra luôn đề cao tinh thần chia sẻ, không cho phép đàn ông chỉ biết thoả mãn cho bản thân. Khi “lâm trận”, nếu không được thoả mãn, Eve sẽ siết chặt vòng tay, không cho người tình ngồi dậy. Vẻ mặt của nàng sẽ lộ vẻ thất vọng


Chân dung của đàn ông bản lĩnh
Trong phần hai của cuốn sách, người phụ nữ còn khéo léo yêu cầu người đàn ông của mình cố điều khiển thời gian “xuất quân” để nàng cũng đạt đến cảm giác “lên đỉnh”.

Người đàn ông trong Kama Sutra có những nét tính cách sau:

- Bị động: Anh ta được phép tận hưởng cảm giác “yêu” do người phụ nữ mang lại. Trong nhiều trường hợp, Adam đóng vai người bị động trong việc tán tỉnh và yêu đương.

Ngay cả khúc dạo đầu, Eve cũng chủ động cọ xát, mơn trớn, hôn, cào cấu... để tạo cho chàng cảm giác hưng phấn. Sau đó, người đàn ông mới bắt đầu “tham gia chiến đấu”.

- Biết cách làm vui lòng Eve: Tuy chỉ là người “bị động” trong con đường tìm đến nguồn cảm hứng tuyệt đỉnh của “gối chăn” song người đàn ông trong Kama Sutra lại có bản năng mạnh mẽ và biết cách làm đẹp trong lòng người tình của mình.

Chàng sẽ tấn công nàng theo từng cấp độ khác nhau tuỳ theo nàng là người có kinh nghiệm hay hoàn toàn ngây thơ. Chẳng hạn với người con gái trong trắng, người đàn ông sẽ dành ra vài buổi để trò chuyện, trấn an tinh thần của nàng và giúp bạn tình tin tưởng mình hơn trước khi “vào cuộc”.

Nếu nàng là người đã có kinh nghiệm, chàng sẽ mạnh dạn tiếp cận và giúp nàng tận hưởng trọn vẹn những phút giây thăng hoa của cảm xúc thông qua các tư thế đột phá đầy sáng tạo.

- Lịch lãm: Qua những trang sách Kama Sutra, người đàn ông hiện diện trong một phong thái đĩnh đạc, bề ngoài khá chải chuốt, dùng nước hoa, lời nói tinh tế, nho nhã.

Họ có bề ngoài bắt mắt như vậy nhằm gây chú ý đối với các cô gái nhưng cũng thể hiện tình yêu cái đẹp, lịch sự, văn minh ở con người.

Có thể thấy, đàn ông và đàn bà trong Kama Sutra luôn đặt mục đích “thăng hoa” cảm xúc lên hàng đầu khi gần gũi người khác phái.

Dù là người chủ động hay bị động, họ vẫn hướng vào mục đích: “Làm sao để cả hai cùng đạt đỉnh hạnh phúc”. Bên cạnh đó, khi xúc cảm đã phát triển, làm thế nào để duy trì, tạo được ấn tượng mạnh khiến đối phương không thể quên mình.



Hướng tới đỉnh cao của sự hoà hợp


Nếu tìm thấy người thích hợp với mình, cả phái mạnh và yếu sẽ dễ dàng tìm thấy “đỉnh” của cuộc sống gối chăn
Theo Kama Sutra, cảm giác “thăng hoa” trong chuyện vợ chồng là sự ban tặng của tạo hoá. Thật bất hạnh cho những người không biết cảm thụ “vật báu” này. Họ được ví như những kẻ ngu ngốc và thiếu hiểu biết.

Quyển sách cũng lên án những kẻ ích kỷ, chê bai suy nghĩ “làm cho xong nhiệm vụ” và cho rằng đó là quan niệm vô cùng lạc hậu. Kama Sutra cũng khuyến khích các Eve có quyền đòi hỏi lạc thú bằng sự hiểu biết về sự quyến rũ và nghệ thuật “chăn gối” của mình.

Quyển từ điển phòng the này cũng dè bỉu người đàn ông chỉ yêu thích phụ nữ qua nhục dục và xem trọng cảm xúc của mình mà không quan tâm đến bạn tình. Quan điểm của sách cho rằng đó là hạng đàn ông tầm thường và kém thông minh.

Với những quan điểm được diễn giải hết sức rành mạch như thế, những ai muốn giữ vững hạnh phúc gia đình cần nắm chắc nguyên tắc này.

TÍNH SỐ HOÀNG CỰC KINH THẾ

TÍNH SỐ HOÀNG CỰC


Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết riêng biệt một thuật chiêm nghiệm, khác với Biên đồ pháp của Lý Lân Châu Thiệu Tổ, chưa xét từ đâu ra, thật hay giả, tiết mà giữ lại, đợi đính chính.

Học về Hoàng cực, chỉ lấy số để tìm quẻ mà thôi. Khi quẻ trên động, thời lấy số của hào động nhân 10 rồi nhân với số Nguyên sách, sau đó lấy quẻ nhân lẻ, tức là lấy số của quẻ động nhân với số Nguyên sách. Quẻ dưới động, thời lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm số sách quẻ, thêm số của quẻ trên quẻ dưới, thêm số hào động, mà số Tiên thiên thành vậy.

Số thành thời có vạn, ngàn, trăm, mười, lẻ, thì bỏ số hàng vạn, chỉ lấy số nghìn, trăm, mười, lẻ, rồi phối với số Nguyên-Hội-Vận-Thế (năm-tháng-ngày-giờ) mà làm Tứ tượng, thời Ngũ hành sinh khắc, cát hung đoán vậy.

Quẻ trên động, thì lấy động nhân 10, nhân ấy là nhân lên vậy. Lấy động ấy là lấy số của hào đang động của quẻ trên, nhân 10 ấy là lấy 10 nhân lên, như hào 4 động thì lấy 4x10=40 nhân lên, hào 5 động thì lấy 5x10=50 nhân lên, hào 6 động thì lấy 6x10=60 nhân lên. Nhân lên là sao vậy ? Là nhân số Sách của bản quái. Lấy quẻ ấy là lấy số quẻ của quẻ, nhân lẻ ấy là lấy số sách nhân lên đó vậy, như thượng quái Càn thì lấy 1 mà nhân lên, Đoài thì lấy số 2 mà nhân lên, Ly thì lấy số 3 nhân lên. Số quẻ dùng là số của quẻ Tiên thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, nhân lên ấy cũng là nhân lên với số Sách của bản quái.

Quẻ dưới động thời lấy số của quẻ nhân 10, số quẻ cũng như Càn thì lấy 10 nhân lên, Đoài thì lấy 20 nhân lên, Ly thì lấy 30 nhân lên, … nhân lên cũng là nhân với số Sách của bản quái. Lấy động nhân lẻ ấy là như Sơ động thì lấy 1 nhân lên, hào 2 động thì lấy số 2 nhân lên, hào 3 động thì lấy số 3 nhân lên,…

Hai lần nhân lên rồi, xem được số bao nhiêu, rồi lại thêm số Sách, thêm số quẻ của quẻ trên và quẻ dưới, thêm số hào nào động, tóm tính mà kể đấy. Bỏ số hàng vạn không dùng, chỉ lấy nghìn, trăm, mười, lẻ để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy.

Lập số quẻ để biết rõ hơn như sau:

Quẻ thuần Càn 6 hào dương, nguyên sách 216, quẻ tiên thiên số 1, ví như hào 5 động, đây là quẻ trên động, thời lấy động nhân 10, lấy 50 nhân lên nguyên sách 216 được 10800, ấy là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ, ấy thượng quái Càn, Càn số 1 x 216 = 216 nguyên sách làm số được, đó bảo là lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 10800 + 216 = 11016, sau đó lại thêm Càn sách 216, lại thêm trên dưới quẻ số 2, lại thêm số hào 5, tính gồm cả được 11016 + 216 + 2 + 5 = 11239 số, bỏ số hàng vạn không dùng, nên số được dùng là 1239, lấy sánh với số nguyên-hội-vận-thế vậy. Lại như hào 2 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số của quẻ nhân 10, quẻ dưới cũng là quẻ Càn, Càn số 1, thời lấy 10 nhân lên, nguyên sách được 2160, đó bảo lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy thời lấy 2 nhân với nguyên sách của Càn 2 x 216 = 432, đó bảo là lấy động nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 2160 + 432 = 2592, lại thêm Càn sách 2592 + 216 = 2808, lại thêm trên dưới số quẻ 2, số hào 2 là 2808 + 2 + 2 = 2812, là số được vậy, lấy số này so sánh với nguyên-hội-vận-thế để đoán định vậy.

Quẻ thuần Khôn 6 hào âm, nguyên sách 144, qủe Tiên thiên số 8, ví như hào Thượng động, ấy là quẻ trên động, thời lấy hào Thượng 6 số mà 10 nhân lên nguyên sách của Khôn 6 x 10 x 144 = 8640, đó bảo là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ ấy, quẻ trên Khôn, Khôn số 8, lấy 8 nhân với nguyên sách của Khôn 8 x 144 = 1152, đó là bảo lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 8640 + 1152 = 9792, lại thêm Khôn sách 9792 + 144 = 9936, lại thêm trên dưới số quẻ 8 + 8 = 16, lại thêm số hào 6 được 9936 + 16 + 6 = 9958 là số Tiên thiên đã thành, dùng số này để phối với nguyên-hội-vận-thế. Lại ví như hào 3 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số 8 của quẻ dưới Khôn mà 10 nhân lên với nguyên sách 80 x 144 = 11520 ấy bảo là lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy, thời lấy số hào 3 động nhân 3 x 144 = 432 ấy bảo lấy động nhân lẻ vậy. Hai số công 11520 + 432 = 11952, lại thêm số sách, số quẻ trên dưới, số hào động 11952+144+16+3= 12115, bỏ đi số hàng vạn, thì số được dùng là 2115 là số Tiên thiên đã thành của thuần Khôn hào 3 động vậy.

Quẻ Tập Khảm có 2 hào dương, 4 hào âm, số nguyên sách là 168 = (24 x4) + (36 x 2), Tiên thiên số quẻ 6. Ví như hào 4 động, ấy là quẻ trên động, lấy 4 x 10 x 168 = 6720. Tiếp đến lấy quẻ nhân lẻ ta có 6 x 168 = 1008, hợp 2 số được 6720 + 1008 = 7728, lại thêm số sách, thêm số quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 7728 + 168 + 6 + 6 + 4 = 7912 là số Tiên thiên đã thành của quẻ Tập Khảm hào 4 động vậy. Lại nữa, ví như hào Sơ động, lấy 6 x 10 x 168 = 10080, lấy quẻ nhân lẻ thì ta có 1 x 168 = 168, hợp hai số 10080 + 168 = 10248, lại thêm số sách, thêm số của quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 10248 + 168 + 6 + 6 +1 = 10429, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 0429, số của nghìn thiếu, tức là số của Nguyên thiếu, tương đương với số của Năm thiếu vậy.

Quẻ Trạch Sơn Hàm, có 3 hào dương, 3 hào âm, có số nguyên sách là (24x3) + (36x3) = 180, quẻ trên Đoài có số là 2, quẻ dưới Sơn có số là 7, ví như hào 6 động, ấy là quẻ trên động, lấy 6 x 10 x 180 = 10800, lấy quẻ nhân lẻ 2 x 180 = 360, hợp hai số 10800 + 360 = 11160, thêm số sách 180, thêm số quẻ trên 2, thêm số quẻ dưới 7, thêm số hào động thì ta được 11160 + 180 + 2 + 7 + 6 = 11355, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số Tiên thiên đã thành của quẻ Hàm động hào 6 là 1355. Lại ví như hào Sơ động, ấy là quẻ dưới động, lấy quẻ nhân lẻ 7 x10 x 180 = 12600, lấy động nhân lẻ 1 x 180 = 180, hợp hai số 1260 + 180 = 12780, thêm số nguyên sách, thêm số quẻ trên dưới, thêm số hào động 17280+180+2+7+1= 12970, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 2970, số này thiếu số “linh”, tức là thiếu số của “Thế” vậy.

Lại có 1 thuyết nữa: Thần Quy Sách như sau : không dùng toàn sách của quẻ, chỉ dùng số động hào, lại Dương hào động chỉ lấy 36 toán, Âm hào động chỉ lấy 24 số. Quẻ trên động, lấy hào nhân lên 10, sau đó lấy quẻ nhân lẻ. Quẻ dưới động, lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm cả số sách, số quẻ trên quẻ dưới, số hào động, mà đoán định, sự cũng thế, không khác vậy.

Tìm số Nguyên sách của quẻ: xác định quẻ có bao nhiêu hào Dương, bao nhiêu hào Âm, tổng số hào dương nhân 36, tổng số hào âm nhân 24, hợp hai sô tổng âm dương, thì xác định được số Nguyên sách của quẻ.

Dương lấy Âm làm “thể”, Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động.

Ý NGHĨA ỨNG NGHIỆM CƠ BẢN TRONG 64 QUẺ DỊCH

1- Càn. Điềm triệu : Khốn long đắc thủy- Rồng gặp nước.
Đầu tiên, lần đầu, khởi đầu, đứng đầu, ông già, đầu bạc, cứng, mạnh, tốt, kiêu sa, vàng bạc.
2- Khôn. - Điềm triệu : Ngạ hổ đắc thực – Hổ đói được mồi.
Nhu thuận, đức dày, đất đai, mềm, đám đông, tiểu nhân, bà già, phụ nữ, mẹ, tấm vải, áo mặc, thuận tòng, đi về phía Tây nam lợi, chịu theo mà được lợi.
3- Truân. – Điềm triệu : Loạn tu vô đầu – Rối như tơ vò.
Khó khăn, vất vả, yếu đuối, ngần ngại, do dự, phải nhờ sự giúp đỡ, rối loạn,gian nan, chẳng mất, còn đầy, chưa làm, hiện ra mà không mất chỗ.
4- Mông. – Điềm triệu : Tiểu quỷ thâu tiên – Quỷ nhỏ dụng tiên.
Chưa sáng sủa, mờ mịt, chưa đạt thành, ngu dại, ngây thơ, không hiểu, còn non, trẻ con, khó thông suốt, không nói lại. Có âm mưu mà không biết.
5- Nhu. – Điềm triệu : Minh châu xuất thổ - Ngọc sáng hiện ra.
Chờ đợi, được ăn uống, không tiến lên được, nhàn hạ, đều đều.
6- Tụng – Điềm triệu : Nhị nhân tranh lộ - Hai người tranh đường đi.
Kiện cáo, bàn luận, tranh luận, bất an, có tranh chấp, trái ý nhau, việc mới manh nha đủ thứ tranh cãi. Không thân.
7- Sư – Điềm triệu : Mã đáo thành công – Thành công đắc ý.
Đông đúc, quần chúng, tắc đường, hãm bí, phải lo, không tự giới, không tự giác, ra quân, chinh phạt.
8- Tỉ - Điềm triệu : Thuyền đắc thuận phong – Như thuyền gặp gió.
Gần gũi, hòa hợp, tương trợ, thông thuận, quan hệ qua lại, tiếp xúc, chọn lựa, người thân.
9- Tiểu súc – Điềm triệu : Mật vân bất vũ – Mây đen mà không mưa.
Ngăn cản, chờ đợi, cơ cực, ít ỏi, cô quả, không hòa hợp, bị tiểu nhân ngăn cản, phải theo nhu đạo, mềm mỏng, tiến thoái nên đúng lúc.
10- Lý - Điềm triệu : Phượng minh Kỳ Sơn – Chim phượng kêu ở Kỳ Sơn.
Nghi lễ, khuôn phép, lý lẽ, lời nói, chừng mực, lên đường, định chí, có việc đụng chạm đến người.
11- Thái – Điềm triệu : Hỷ báo tam nguyên – Tin vui báo đỗ giải nguyên.
Thông suốt, thông hiểu, quen biết, quen thuộc, đạt thành, thu hoạch tốt, kết quả tốt, có sự trợ giúp, hòa thuận.
12- Bĩ – Điềm triệu : Hổ lạc hàm khanh – Hổ rơi xuống hố.
Bế tắc, không đạt kết quả, không thông cảm, mỗi người một ý, nỗ lực vô ích, không về lại được, không được đi khỏi, trái ý, không nên kéo dài.
13- Đồng nhân – Điềm triệu : Tiên nhân chỉ lộ - Có người chỉ đường.
Cùng với người, đồng tâm hợp lực, một cặp, đôi bạn, lấy nhân đức làm nên thân thiết, hợp sức với người, chỉ sợ thân thiết.
14- Đại hữu – Điềm triệu : Nhuyễn mộc nô tước – Chặt cây bắt thêm được chim sẻ.
Có nhiều, được nhiều, rộng rãi, lớn lao, đám đông, nhiều ơn huệ được hưởng, thuận hòa, gặt hái nhiều.
15- Khiêm – Điềm triệu : Nhị nhân phân kim – Hai người chia vàng.
Khiêm tốn, lún xuống, thoái lui, thối chí, hỏng việc, bình tâm mà làm, chớ tự kiêu.
16- Dự - Điềm triệu : Thanh long đắc vị - Rồng xanh gặp mây.
Vui vẻ, tốt lành, vui hợp, đạt thành, do dự, chờ, dự phòng, động trong âm u, ứng cử.
17- Tùy – Điềm triệu : Súy xa khảo nha – Xe rơi xuống rãnh, sa vào bùn.
Theo người, thuận theo, không chí hướng, có gái theo hoặc theo gái theo trai, theo bạn, chiều người.
18- Cổ - Điềm triệu : Súy ma phân dao – Gió quật trở lại.
Đổ nát, đòi sửa lại, tính hối cải, dừng lại, cha mẹ gây liên lụy, buồn bực đến con cái, nhiều việc rắc rối, không yên lòng, trộm cướp, tang tóc.
19- Lâm – Điềm triệu : Phát chính thi nhân – Làm điều nhân nghĩa.
Tìm đến nhau, đi với nhau, lớn thịnh, tốt tươi, việc lớn, tới, đến, tu tâm dưỡng tính, phòng khi mất, có việc xấu vào tháng tám, tháng dậu, tháng mùi.
20- Quan – Điềm triệu : Hạn bồng phùng hà – Hạn hán lâu gặp mưa rào.
Xem xét, dòm ngó, nhìn nhận đánh giá phân tích, chỉ xem mà không tiến hành, không làm, thấy có kẻ gặp việc xấu.
21- Phệ hạp – Điềm triệu : Cô nhân ngộ thực – Đang đói được ăn.
Ngăn cách, ăn uống, chịu hình phạt, chịu oan, bị tù, bị cắn, bấu véo, vặn vẹo, phản lại, việc nội bộ chưa rõ.
22- Bí – Điềm triệu : Hỷ khí doanh môn – Vui mừng trước cửa.
Trang sức, trang điểm, sửa sang, đẹp đẽ, an lành, hạn chế, trật tự, văn minh, vừa phải, nhẹ nhàng.
23- Bác – Điềm triệu : Ưng thước đồng lâm – Chim ưng và chim sẻ ở cùng chỗ.
Gặp thủ đoạn xấu, gặp tiểu nhân hại, tiêu tốn, hoang phí, bóc lột, mục nát, hoang phế, buồn thảm, xa lìa nhau, nhạt nhẽo nhau, gạt bỏ, mất đi, đến rồi lại đi,nên âm thầm, chớ lòe loẹt.
24- Phục – Điềm triệu : Phu thê phản mục – Vợ chồng bất hòa.
Bị phản, bạn xấu, bạn đến, bế tắc, trở lại, đảo ngược, quay về, phục hưng, phục hồi.
25- Vô vọng – Điềm triệu : Điểu bị lũng lao – Chim rơi vào bẫy.
Làm bừa, không lề lối, không qui củ, có việc che giấu, ẩn tàng, u ám, còn vọng động, chưa thi thố ra được, thất vọng, không hiệu quả, tai nạn, bệnh tật bất ngờ.
26- Đại súc – Điềm triệu : Trần thế đắc khai – Mắt trần đã mở
Tích lũy, chứa góp, để dành, đoàn tụ, hợp hòa, nhiều phúc ân sinh ra, được hưởng nhiều, ân huệ dồi dào, thời vận tới, có lộc ăn, đạt kết quả.
27- Di – Điềm triệu : Vị thủy phong hiền – Nhờ cậy người khác.
Nuôi dưỡng, ăn uống, bồi dưỡng, hao tốn, việc ăn uống phải đổi khác, bất hòa, cẩn thận ăn uống, cẩn thận lời nói, an tĩnh, an dưỡng, nuôi điều chính.
28- Đại quá – Điềm triệu : Dạ mộng kim ngân – Nằm mơ được vàng.
Có việc quá đi, quá đáng, có lỗi, có họa, gặp điên đảo, hiểm ác, thời đen tối, không tự lập được, hết quyền, chết vì gặp thái quá, có bệnh.
29 – Khảm – Điềm triệu : Hải đề lao nguyệt – Mò trăng đáy ao.
Hãm hiểm, rủi ro, nước lạnh, đêm tối, tối tăm, sa sút, đổ vỡ, thoái lui, nhập vào, đóng cửa lại, không bình an, không chí hướng, đi xuống, thấm xuống, trắc trở gập ghềnh, bắt buộc, kìm hãm, xuyên sâu vào trong.
30- Ly – Điềm triệu : Thiên quan tứ phước – Hưởng phúc trời ban.
Chia lìa, xa cách, nam nữ bất hòa, sáng láng, trống trải, đi lên, văn chương thư tín, nhu thuận, bám vào, dựa vào, phô trương ra ngoài, cửa nhà không yên, có việc xui rủi.
31- Hàm – Điềm triệu : Nanh nha xuất thổ - Mầm non lên khỏi mặt đất.
Giao cảm, cảm xúc, cảm ứng, nghe thấy, xúc động, nam nữ có tình ý, nữ mạnh bạo, chủ động, nhạy cảm, nhận biết, vô tư, tự nhiên.
32- Hằng – Điềm triệu : Ngư lai chòng võng – Cá tự chui vào lưới.
Lâu dài, chậm chạp, khó thay đổi, thâm giao, nghĩa cố tri, thường ngày, lối cũ, thói quen, không thay đổi, việc cưới xin.
33- Độn – Điềm triệu : Nùng vân tế nhật – Mây đen che mặt trời.
Thoái lui, ẩn trốn, trá hình, trốn tránh, lui về, không nên làm tiếp, cao chạy xa bay, đi mất, khoan khoái.
34- Đại tráng – Điềm triệu : Cộng sự đắc mộc – Người thợ được gỗ tốt.
Lớn mạnh, mạnh tiến, tự cường, vượng sức, thịnh đại, lên trên, đơn độc, tự mình, được bạn, ngưng lại, danh vọng.
35- Tấn – Điềm triệu : Sử địa đắc kim – Đào đất được vàng.
Tiến lên, trưng bày, ra mặt, dùng tốt, thuận lợi, thông lý, sáng sủa như trời mới sáng, có đức tốt, tấn tới.
36- Minh di - Điềm triệu : Qua hà chiết kiều – Qua sông phá cầu.
Tổn hại, đau thương, bệnh tật, buồn lo, đau lòng, u uất, tối tăm, bóng đêm, mất đức, mất hòa, tiêu tan tự trong, mù tối, bị thương tổn.
37- Gia nhân – Điềm triệu : Quan thủ lân chi – Sum họp gia đình đông đúc.
Người trong nhà, đàn bà trong nhà rắc rối, người nhà bất chính, ngấm ngầm có biến, có họa chỉ ở trong.
38- Khuê – Điềm triệu : Thái công bất ngộ - Khương tử nha không gặp thời.
Chia lìa, trái ý, chống đối, không gặp, phản bội, đe dọa, cô quả, ngõ hẹp gặp ác nhiều, ra oai, giả tạo, chỉ ở ngoài.
39- Kiển – Điềm triệu : Vũ tuyết tải đồ - Mưa tuyết ngăn đường.
Tai nạn, ngăn cản, chậm lại, khó khăn, ngừng lại, gian nan hiểm trở. Đi về Tây nam thông nhưng quay lại gặp khó.
40- Giải - Điềm triệu : Ngũ quan thoát nạn – Thoát được tai nạn.
Cởi mở, giải tán, tan điều xấu, thoát ách, thong dong, hòa xướng, hết ưu tư phiền não, dễ dàng, bừng vui, cơ hội tốt phát động thành công, loan truyền, ban phát, ân xá, bung ra, ly tán.
41- Tổn – Điềm triệu : Tổn kỷ lợi nhân – Tổn mình lợi người.
Tổn thất, thiệt hại, hư thối, dữ, đổ bể, hao tốn hai nơi, thiếu nền tảng, hỏng việc từ đầu, ít thành thực, đề phòng sự ngầm hại.
42- Ích – Điềm triệu : Khô mộc khai hoa – Cây khô nở hoa.
Giúp ích, thêm lợi, vượt lên, có giúp đỡ ngầm, có phúc khánh, tăng tiến, khó khăn lâu được giải tỏa, thành công vui vẻ.
43- Quải – Điềm triệu : Du phong thoát võng – Ong thoát lưới nhện.
Rạn nứt, đổ vỡ, cương quyết, dứt khoát, thoát nạn, chập chững, luộm thuộm, hủy diệt cái xấu, có đối thủ, cứng diệt mềm.
44- Cấu – Điềm triệu : Tha hương ngộ hữu – Đi xa gặp bạn bè.
Gặp gỡ bất ngờ, gặp mệnh, thế lực ngầm, mở lối đi lên, cấu kết, liên kết, bắt tay thông đồng, nữ giới manh động, dính nhau, lấy vợ lấy chồng.
45- Tụy – Điềm triệu : Ngư lý hóa long – Cá chép hóa rồng.
Nhóm họp, hội họp, tụ tập lại, biểu tình, dồn đống, tốn lớn để đạt mục đích, hàng đắt tiền.
46- Thăng – Điềm triệu : Chỉ nhật cao thăng – Như mặt trời lên.
Thăng tiến, bay lên, tới trước, thăng chức, bước lên, cao vời như đền tháp, tích thiện, hành thuận.
47- Khốn - Điềm triệu : Loát hãn du thê – Cho leo cây rồi rút mất thang.
Cùng quẫn, bị người làm ách, lo lắng, mệt mỏi, nguy cấp, lo âu khốn khổ, bị bới móc tội ra, bị lên án, hết vận, mắc chông gai, không giải thích, thuyết phục được người.
48- Tỉnh – Điềm triệu : Khê tỉnh sinh tuyền – Giếng khô lại có nước.
Yên lặng, bất động, không được sử dụng, đâu vẫn yên đó, việc không thành, nghi ngờ, ngưng đọng, lo âu, công dã tràng, khó thay đổi.
49- Cách – Điềm triệu : Hạn miêu đắc vũ – Lúa hạn gặp mưa.
Thay đổi, cải cách, bỏ lối cũ, trở mặt, cách xa, tai ương, mạt vận, hết sinh khí, hết cách.
50- Đỉnh – Điềm triệu : Ngư ông đắc lợi – Trai cò đánh nhau ngư ông được lợi.
Định việc, thông thuận, lành nhiều dữ ít, an định, vững chắc, hứa hẹn, theo mới, tương ứng, việc lớn thành công tuyệt đỉnh.
51- Chấn – Điềm triệu : Thiên hạ dương danh – Danh vang thiên hạ.
Chấn động, sợ hãi, e sợ, âm thanh, tiếng động, nổ vang, phấn khởi, tai ương bất kỳ, lo sợ nơm nớp, chìm đắm, mỏi mệt.
52- Cấn – Điềm triệu : Sơn trạch trùng điệp – Trở ngại trùng trùng.
Thời ngưng trệ, đình chỉ, mọi việc đều ngãng trở, dừng lại, thôi, ngăn cấm, không có trợ lực, không được cứu vớt, vừa đúng chỗ, giữ mức cũ.
53- Tiệm- Điềm triệu : Hồng nhạn cao phi – Chim hồng bay cao.
Tiến dần lên, tuần tự, dần dần, không vội, có nữ đến, đi tới, bậc thang, từng bước.
54- Qui muội – Điềm triệu : Duyên mộc cầu ngư – Đơm đó ngọn tre.
Lôi thôi, chen lấn, rối ren, gái về nhà chồng, chưa rõ, mờ mịt, tiến lên bất lợi, không kết quả.
55- Phong – Điềm triệu : Cổ kính trùng minh – Gương cũ sáng lại.
Có nhiều, thịnh đại, được mùa, nhiều người góp sức, nở lớn, điều tốt trở lại.
56- Lữ - Điềm triệu : Tức điểu phần sào – Chim cháy mất tổ.
Khách, ở đậu, tạm trú, ít người thân, tạm thời, đi xa khách bất chính, chán nản, mất danh giá, nhu thuận, lưu vong.
57- Tốn- Điềm triệu : Cô chu đắc thủy – Thuyền mắc nạn được thủy triều lên.
Thuận theo, nhập vào, vào trong, theo nhau đồng hành, có sự giấu diếm ở trong, có thay đổi canh cải, ẩn đi.
58- Đoài- Điềm triệu : Lưỡng trạch tương tế - Hai lạch hợp thành sông.
Đẹp đẽ, cười nói, vui thích, cãi vã, nói năng, thiếu nữ, con gái, ở ngoài đến,việc có sự giúp đỡ của đàn bà, hợp tác, dễ xiêu lòng.
59- Hoán - Điềm triệu : Cách hà vọng kim – Thấy vàng bên kia sông.
Ly tán, xa lìa, đi xa, trôi nổi, tan mất, thay đổi chỗ ở, đổi thay tứ tung, tan tành, khó an thân, tán tài, mất sức.
60- Tiết - Điềm triệu : Trảm tướng phong thần – Chém tướng phong thần.
Tiết chế, chừng mực, kiềm chế, nhiều thì không tốt, tiết ra, tràn ra. Thôi không làm, bất an khổ sở, bất lực, hạn chế trăm đường, tiết kiệm, tiết chế quá thì xấu.
61- Trung phu – Điềm triệu : Hành tẩu bạc băng – Chạy trên băng mỏng.
Tin theo, không ngờ vực, cả tin, hấp tấp, vội vàng, vì quá tin mà gặp xấu, trung thực thì thành công.
62- Tiểu quá - Điềm triệu : Phi điểu di âm – Chim bay để lại tiếng kêu.
Nhiều tiểu nhân quá, hèn mọn, nhỏ nhặt, bẩn thỉu, yếu lý, gian nan, vất vả, buồn thảm, áp bức, không đủ, thu rút, mất mát, chỉ làm được việc nhỏ, làm theo cách phụ.
63- Ký tế - Điềm triệu : Kim bảng đề danh – Bảng vàng có tên.
Đã xong, đã thành, có tên, đạt kết quả, không lâu bền, ban đầu tốt, sau rối ren.
64- Vị tế - Điềm triệu : Tiểu hồ ngật tế - Con chồn nhỏ qua sông.
Chưa xong, dở dang, chưa được, nửa chừng, gặp xui, còn thay đổi, mạt vận, trái thời, trái phương hướng, gặp hiểm, đi vô ích, hi vọng lần sau.

Sự ứng nghiệm có khi theo thoán từ, có khi theo hào động, có khi theo điềm triệu của quẻ, luôn luôn theo đặc trưng thời quẻ, nên chú ý tất cả các khía cạnh.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU

NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM VỀ MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU

A- Những khuyết điểm

Hầu hết các nhà tử-vi đều không khen những lá số có cách Vô Chính Diệu tại mệnh vì những cách này có nhiều khuyết điểm hơn là ưu điểm. Những khuyết điểm chính như sau :

1)- Căn bản không vững

Căn bản ở đây không có nghĩa là nói về khả năng hoặc tài năng mà chỉ có nghĩa là môi trường của mình. Mệnh Vô Chính Diệu (tức là không có chính tinh thủ mạng) bao giờ cũng phải tuỳ thuộc vào chính tinh ở cung xung chiếu, và khi đã phải tuỳ thuộc tức là không có căn bản vững, hoặc nói nôm na là không có gốc. Nếu không được cung xung chiếu có sao tốt lại phải hướng sang hai cung hợp chiếu (Tài và Quan) mà ảnh hưởng sẽ yếu hơn nhiều và do đó môi trường của Mệnh lại càng bấp bênh hơn nữa. Vì vậy, dù cho người Mệnh Vô Chính Diệu có tài năng, thông minh (do các yếu tố tử-vi khác cho hưởng) rất dễ bị thăng trầm về sự nghiệp khi gặp Đại Tiểu hạn giao động mạnh, không khác gì căn nhà không có cửa bị cơn gió lốc thổi thốc vào làm tan tác cả căn nhà, trừ trường hợp có Tuần Triệt án ngữ thì đỡ hơn nhiều.

2)- Không đóng vai trò chính

Như trên đã nói, Mệnh Vô Chính Diệu không khác gì căn nhà không có cửa dễ bị ảnh hưởng của thời tiết cũng như ngoại cảnh. Do đó người Mệnh Vô Chính Diệu (dù Đắc Tam Không) không thể và không nên giữ vai trò chính trong bất cứ lĩnh vực, cảnh ngộ nào, từ xã hội, gia đình cho đến hôn nhân. Gặp trường hợp này nên cam phận làm “phó” thì yên thân, nếu làm chính dễ bị mất chức. Riêng tôi, tôi còn nói thêm rằng ngay trong gia đình cũng vậy, người Mệnh Vô Chính Diệu cần phải là con thứ hoặc nếu chẳng may là con trưởng thì cần phải là con bà vợ sau của cha mình (tức là bà vợ chính không có con trai). Như thế mới có thể sống lâu hoặc mới có công danh khá được. Thậm chí đến vấn đề hôn nhân, người Mệnh Vô Chính Diệu nên chịu làm “kẻ đến sau” thì cuộc sống dễ thịnh vượng hơn, còn trường hợp vợ mình là chính chuyên thì đương nhiên bị thiệt thòi về sự nghiệp. Đó là một điểm “hận” lớn lao cho người Mệnh Vô Chính Diệu. Kể ra cũng chẳng có gì khó hiểu, vì khi căn nhà trống (vô chính diệu) thì ta một cái vật gì đó che bớt cho khuất gió, tuy hơi trở ngại nhưng đỡ bị tan tác khi có gió mưa lớn. Về người cũng vậy, nếu có người khác “đứng mũi chịu sào” thì khi gặp trách nhiệm lớn lao mình làm phó đâu có chịu khuyết điểm nhiều hoặc gánh vác nhiều dù cho mình có nhiều khả năng đi nữa. Còn về hôn nhân tuy không đặt vấn đề trách nhiệm nhưng phải có cái gì đó “án ngữ“ gián tiếp như là Tuần Triệt vậy.
3)- Khó phát sớm

Trừ một vài trường hợp đặc biệt, tôi nghiệm thấy những người mệnh vô chính diệu đều không phát khi còn trẻ, không khác gì một cái cây non khi mới nẩy mầm nơi đất xấu, phải trông cậy vào phân bón hoặc mưa nắng thuận hòa mới dần dần vươn cao, có hoa có lá. Vì vậy, nếu qúy bạn có Mệnh Vô Chính Diệu cũng đừng bao giờ qúa thất vọng khi thấy sự nghiệp, công danh của mình phát chậm, miễn là những đại vận từ trung vận trở đi không quá tệ. Nếu qúy bạn nào phát sớm trong trường hợp này tưởng cũng không nên qúa mừng và tự tin vì không khác gì “hoa sớm nở tối tàn” về công danh cũng như về tuổi thọ. Để cho dễ hiểu, tôi xin đơn cử một thí dụ : một đứa bé sơ sinh nếu ra đời non hoặc qúa yếu đuối ngay từ lúc lọt lòng mẹ, nếu cứ cho uống đủ các thứ thuốc bổ để mau mập mạp, khoẻ mạnh thì không thể đúng cách bằng nuôi nấng một cách điều độ cho khoẻ mạnh lần lần. So với Tử vi cũng vậy, nếu Mệnh Vô Chính Diệu mà gặp ngay Đại Hạn kế tiếp thật tốt rồi những đại hạn sau xấu thì không thể nào hay bằng đại hạn kế kém, những đại hạn sau đó tốt đẹp để cho mệnh đủ thời gian hấp thụ các sao ở cung xung chiếu và chiếu về, như thế mới đủ khả năng sử dụng các đại hạn tốt một cách vững bền.
4)- Nghị lực kém:

Khuyết điểm sau chót của người Mệnh Vô Chính Diệu là khó lòng họ có can trường hoặc tinh thần dũng mãnh, cương nghị dù có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng vậy. Điều này cũng rất dể hiểu vì khi mình nhờ vả ai (tức là Mệnh nhờ các cung chiếu) thì mình phải chịu ảnh hưởng của người đó, nếu không muốn nói là lệ thuộc và khi đã ở cảnh ngộ như thế thì làm sao giữ vững được lập trường. Tuy nhiên nếu Mệnh chịu ảnh hưởng của cung Tài Quan nhiều hơn thì việc lệ thuộc cũng nhẹ hơn nhiều, vì Tài Quan là các cung của cá nhân mình, thì chỉ ngại cung Thiên Di, nếu có các chính tinh dùng cho Mệnh được nhiều thì sự lệ thuộc vào ngoại giới sẽ mạnh mẽ hơn vì cung Thiên di tiêu biểu cho giới giao thiệp, bạn bè trong xã hội (Ví du như : Lá số). Vậy quý bạn cần chú ý đến điểm này khi cân nhắc luận bàn đến nghị lực của người Mệnh Vô Chính Diệu.
B- Những ưu điểm

Chắc qúy bạn nào có Mệnh Vô Chính Diệu sau khi đọc những điểm trên đây đều thất vọng cho số phận của mình, nhưng thực ra con người Mệnh Vô Chình Diệu lại có những điểm độc đáo khác mà những người khác ít khi có.

1)- Đa năng mẫn tiệp

Khi Mệnh đã “bỏ ngõ” tuy dể bị ảnh hưởng của các sao xấu bên ngoài nhưng cũng tiếp nhận dễ dàng những tinh hoa của các cách tốt chiếu về, nếu có. Do đó, người Mệnh Vô Chính Diệu khi lớn tuổi thành công dễ dàng nhưng tuần tự trong mọi lãnh vực do khả năng tìm hiểu học hỏi bằng kiên nhẫn của mình, mức độ thành công còn tùy thuộc vào các cách tốt trong lá số tử vi. Vì vậy, trong nhiều sách như cuốn Tử-Vi Đầu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang đều nói rằng người Mệnh Vô Chính Diệu khôn ngoan sắc sảo là thế. Nếu qúy bạn là Chủ nhân hay Giám đốc thì nên dùng người Mệnh Vô Chính Diệu vì họ rất chịu khó học hỏi, có lương tâm nhà nghề, có óc cầu tiếnnhưng đừng bao giờ dùng họ trong vai trò chủ chốt như đã nói trên để cho họ khỏi bị mất chức. Đến như Khổng Minh kia (cung Mệnh Vô Chính Diệu) tuy tài ba phi-thường như thế mà cũng đành phải chịu làm cố vấn, quân sư cho kẻ khác, chứ đâu có xưng vương đồ bá gì nổi …
2)- Ít bị tai nạn

Tôi xin nói ngay là người Mệnh Vô Chính Diệu thì bớt được nhiều tai nạn chứ không phải là chẳng bao giờ bị tai nạn. Sở dĩ họ được điểm may như vậy là vì Mệnh Vô Chính Diệu khi gặp Đại Tiểu hạn Sát Phá Liêm Tham và hung tinh đắc địa thì lại phát mạnh, trong khi Mệnh có chính tinh lại không thích hợp và có khi còn bị nguy hại. Như vậy Mệnh VCD đã bớt đi một số yếu tố tai hại vì đã quen với hung tinh.

Vì theo nguyên tắc chỉ có hung tinh mới gây ra tai ương nhiều hơn các sao khác, vì các bại tinh chỉ gây thất bại hoặc bệnh hoạn chứ ít khi đem đến tai nạn như hung tinh. Như vậy kể ra cũng công bằng người Mệnh Vô Chính Diệu thường hay khổ về tinh thần thì ít ra cũng phải bớt được tai ương nhiều.
3)- Dễ thích ứng với hoàn cảnh

Mệnh Vô Chính Diệu chẳng khác gì Mệnh trung lập, gặp đại vận nào cũng thích ứng được không bị “chéo cẳng ngỗng” như Mệnh có chính tinh, do đó đỡ bị gặp bước đường cùng (Đây tôi không nói về thọ yểu mà chỉ bàn đến công danh, sự nghiệp, vì lẽ tất nhiên gặp hạn xấu qúa thì phải chết !). Thí dụ như hạn gặp Tuần, Triệt hoặc Thiên Không đối với Mệnh có chính tinh (nhất là sao Tử-Phủ) thì rất tai hại, bất lợi nhưng đối với Mệnh Vô Chính Diệu lại hay vì không khác gì nhà đang trống trải bị gió thốc vào nay lại được lắp cửa ngõ đàng hoàng (tức là gặp Tuần Triệt, Thiên Không) thì căn nhà yên ổn biết bao. Tôi đã được xem nhiều Lá số vô chính diệu, có người bị thăng trầm luôn luôn nhưng gặp hoàn cảnh nào học cũng thích ứng được rồi dần dần ổn định.
NHỮNG ĐIỂM PHỨC TẠP VỀ MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU

Tôi có thâu thập được khá nhiều điểm phức tạp về cách giải đoán Mệnh Vô Chính Diệu, nhưng chỉ xin nêu ra những điểm chính và quan trọng để qúy bạn đỡ bị lúng túng khi quyết đoán:

1- Đắc Tam Không

Hầu như trong mọi sách về Tử-Vi đều có ghi “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không nhi phú quý khả kỳ” và chắc hẳn những người nghiên cứu Tử-Vi đều đã hiểu rõ nghĩa. Tuy có rất nhiều lá số có cách trên mà chẳng thấy “Phú quý khả kỳ” gì hết, nghĩa là vẫn cứ nghèo hoặc trung lưu là cùng, mặc dù các lá số đều đúng giờ sinh hết, trong khi đó tôi có một người bà con (hiện giờ đáng gọi là thương gia) có cách này. Như thế tức là câu phú trên cũng vẫn có trường hợp rất ứng, nhưng nhiều trường hợp trật. Khi đã bí, lẽ tất nhiên tôi phải đi tham khảo những vị cao thâm về Tử-vi. Và về điểm này, hầu như vị nào cũng giảng giống nhau là phải căn cứ vào câu phú ”Tam Không độc thủ phú qúy song toàn”, có nghĩa là khi Mệnh của mình Vô Chính Diệu được Tam Không hội họp mà là con một (độc thủ có nghĩa là chỉ có một mình, chứ không phải là là “Ba Không” độc chiếm cung Mệnh), trong gia đình thì mới giàu sang, nhưng vị nào cũng công nhận rằng hai chữ “khả kỳ” vẫn đúng trong trường hợp này vì sự giàu sang lên xuống bất thường lắm. Cho tới ngày nay, tôi ngẫm thấy rất đúng vì người bà con giàu sang nói trên của tôi cũng đã có lúc gần như sạt nghiệp, tiền chợ không có chứ chứ chưa nói đến gì cao xa, nhưng có hai lần rất “khả kỳ” vì đùng một cái lên tỷ phú như máy bay phản lực vậy. Không biết sau này có thể vững được lâu dài hay không. Đó là chuyện tương lai. Còn những lá số kia qủa thật tôi thấy người nào cũng đông anh em, nên lấy đâu ra “độc thủ”. Vì lẽ đó, mấy vị Tử-Vi tôi tham khảo có nói thêm là nếu thấy lá số ai có cách như vậy, mà đông anh em thì nhắm vào các yếu tố khác mà đoán hay dở, chứ Tam Không đối với số đó kể như “pha” … Do đó, khi “Tam Không” đã không thành vấn đề thì “Nhất Không” hay “Nhị Không” cũng không quan tâm nữa. Tuy nhiên, khi Mệnh Vô Chính Diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ ngay tại cung thì vẫn hay hơn Mệnh Vô Chính Diệu đơn thuần nhiều. Vậy ta cũng không nên áp dụng qúa máy móc. 
Thường thường các nhà tử-vi đều chê rằng Mệnh Vô Chính Diệu chỉ tốt khi đắc Tam không (tức là có Tuần, Triệt, Địa Không hoặc Thiên Không. Tôi không bàn chữ “Không” ứng cho những sao nào kể trên vì có vị lại bảo rằng Thiên Không mới không phải là “Không” nhưng chưa có ai chứng minh được hợp lý), và cụ Song An Đỗ Văn Lưu (tác giải cuốn Tử-Vi Chỉ Nam) có nêu ra thêm là Mạng Hỏa và Kim mới hợp với cách này nhất. Điểm này theo tôi chỉ đúng khi đương số là con một. (mà tôi đã bàn ở trên rồi )

Ngoài ra, quý bạn còn phải phân biệt như sau :

– Nếu Mạng có nhiều trung tinh rực rỡ quận tụ mà có một Không án ngữ và hai Không chiếu về thì đừng nên ham cách“Đắc Tam Không”nữa vì các trung tinh bị mất hiệu lực cả. Trong trường hợp này chỉ nên có Tam Không ở 3 phương chiếu về là hơn. Nếu không thì chẳng cần đủ 3 Không mới khỏi tai hại cho Mệnh.

– Khi nào Mệnh không chính tinh mà chỉ có toàn bại tinh hoặc bàng tinh không quan trọng mới cần có một“Không”án ngữ, nhưng lại có điểm thiệt thòi là các cách hay ở bên ngoài khó bổ túc cho Mệnh vì bị “Không” ngăn trở, thành ra chưa hẳn là hoàn toàn có lợi. Về trường hợp này nhiều vị cho rằng nên có Thiên Không hoặc Địa Không hơn là Tuần, Triệt vì hai sao Thiên, Địa Không không năn trở sự xâm nhập hoặc ảnh hưởng của các sao bên ngoài.
2- Không đắc Tam Không


Trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu không đắc Tam Không, tức là chỉ có Nhất, Nhị Không (ít khi không đắc Không nào) chưa hẳn là kém Tam Không và cũng không ngại “phi yểu tắc bần”, vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.Chỉ có điểm duy nhất là cung Phúc Đức không được xấuvì Mệnh đã yếu sẵn rồi thì phải nhờvào cung “gốc” là cung Phúc Đức để tránh vấn đề kém thọ trước đã rồi mới tính đến công danh, sự nghiệp qua các cung hợp chiếu và đại hạn.Tôi đã được xem nhiều lá số Mệnh Vô Chính Diệu chỉ có đắc Nhất Không mà vẫn phú quý và chẳng hề chết non, nhưng những lá số này không có cái nào có cung Phúc Đức xấu.
3- Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu hư không chi địa

Cách này chắc nhiều bạn đã biết gọi là cách : “Nhật Nguyệt tịnh minh chiêu hư không chi địa”. Các nhà Tử-vi cho rằng rất hay, nhưng chúng ta cũng cần phân biệt một vài trường hợp như sau để khỏi sai lạc nhiều :
– Khi Mạng vô chính diệu có nhiều sao xấu (chiếu như :Không, Kiếp, Hỏa, Linh, Phục Binh ….) thực ra không nên có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu vì như thế không khác gì “vạch áo cho người xem lưng” bao nhiêu sự xấu xa trong nhà mình đem phô ra hết, tuy vẫn thành công, phú qúy nhưng mọi người đều thấy rõ bộ mặt thực của mình. Như vậy tưởng cũng chẳng lấy gì là hay. Trong trường hợp này thà đừng có Nhật Nguyệt hoặc nếu có thì hãm địa (tức là không sáng sủa) còn hay hơn để đỡ bị chê cười, nhục nhã.

– Nếu mạng vô chính diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ mà có Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu thì không còn được hưởng cách này nữa, hoặc nếu có được hưởng cũng chỉ là cái vỏ phú quý, đó là “giả cách” mà thôi.

Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt có thêm các cách quý khác thì hay vô cùng. Như lá số Đức Trần Hưng Đạo, tuổi Mậu Tý sinh ngày 30 tháng 12 giờ Ngọ.

Lá số minh hoa : Trần Hưng Đạo

Mạng Hỏa, Vô chính diệu, có Tuần, được Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu nên thông minh, danh vị xứng đáng, Hồng Việt, Tả Hữu Khoa Quyền (văn võ song toàn, đức độ, chính minh quân tử (Song Long, Quan Phúc chiếu mệnh) không có hung tinh ở cung Mạng, chỉ nhờ Nhật Nguyệt chiếu. Tuần thu hút Nhật Nguyệt tịnh minh, lại thêm nhiều trung tinh tốt.

– Nếu được đúng cách Nhật Nguyệt (tức là Mệnh không có Tuần, Triệt và cũng không có các sao xấu) thì nên có thêm Thiên Không hoặc Thiên Hư (nhưLá số minh họa :Khổng Minh)để khoảng chân không được thăm thẳm cho có nhiều chiếu sâu cho mặt trời và mặt trăng chiếu, như thế công danh, phú qúy mới phi thường và óc thông minh mới siêu việt, nhưng vẫn phải đóng vai trò “phó” mới lâu bền được.
4- Đại Tiểu hạn

Đối với Mệnh Vô chính diệu, việc giải đoán Đại Tiểu hạn khác hẳn đối với Mệnh có chính tính thủ Mệnh. Vì Mệnh vô chính diệu có khả năng hấp thụ đủ mọi cách, từ cách Tử Phủ Vũ Tướng, Cơ Nguyệt Đồng lương cho đến cách Sát Phá Liêm Tham cùng với hung tinh đắc địa, chẳng bao giờ không ”ăn khớp” với các cách này. Tuy nhiên, chỉ ngại đi đến Đại Tiểu hạn cũng Vô chính diệu lại không có Không nào thì chẳng khác nào một cái nhà trống, không cửa ngõ lại ở trên một khu vực “đồng không mông quạnh” làm sao chống lại được mưa gió hoặc bị ảnh hưởng của bên ngoài, như thế tức là làm ăn thất bại dễ dàng, sự nghiệp suy sụp mạnh mẽ.

Qua những điểm tôi trình bày trên đây, chắc hẳn qúy bạn đều nhận thấy rằng dù sao người có Mệnh Vô chính diệu vẫn chịu nhiều thiệt thòi, bất lợi, nhất là đối với ai ham công danh, quyền chức lớn, mặc dù họ có nhiều tài năng đôi khi xuất chúng, nhưng tài để phục vụ cho kẻ khác (nhiều khi kém mình) thì tưởng cũng là điều không hấp dẫn.Chỉ đối với ai có đầu óc triết lý, ưa sống về tinh thần, ưa nghiên cứu về lý số, biết an phận thời may ra mới hợp cách Mệnh Vô chính diệu, dù đắc Tam Không hay Không

MỘT SỐ KIÊNG KỴ TRONG ÂM TRẠCH

1.Kiêng kỵ theo TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG LAI (của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương).
Bát sát hoàng tuyền:
- Kiền Long, kỵ dòng thuỷ từ Ngọ đến.
- Đoài Long, kỵ dòng thuỷ từ Tị đến.
- Ly Long, kỵ dòng thuỷ từ Hợi đến.
- Chấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Thân đến.
- Tốn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dậu đến.
- Khảm Long, kỵ hai dòng thuỷ từ Thìn,Tuất đến.
- Cấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dần đến.
- Khôn Long, kỵ dòng thuỷ từ Mão đến.

Thời gian kỵ (năm,tháng,ngày,giờ):
Khi chọn giờ an táng, cất nhà, khởi ốc, an các vị Thần Hoàng,các hình tượng tín ngưỡng…thì có những kiêng kỵ thời gian.
- Kiền Sơn kỵ thời gian(năm, tháng, ngày, giờ) Nhâm Ngọ.
- Đoài Sơn kỵ thời gian Đinh Tị.
- Ly Sơn kỵ thời gian Kỷ Hợi.
- Chấn Sơn kỵ thời gian Canh Thân.
- Tốn Sơn kỵ thời gianTân Dậu.
- Khảm Sơn kỵ thời gian Mậu Thìn,Mậu Tuất.

- Cấn Sơn kỵ thời gian Bính Dần.
- Khôn Sơn kỵ thời gian Ất Mão.

Kiếp sát:
- Các Sơn Tốn, Mùi, Thân có Kiếp sát tại Quý.
- Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.
- Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.
- Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.
- Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.
- Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.
- Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.
- Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.
- Tị, Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.
- Đinh, Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.
- Khôn, Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.
- Thìn, Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.
- Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.
- Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.

Kiếp sát có nghĩa là nếu toạ Sơn (tức phương gối đầu) là Sửu thì kiêng kỵ ở phương Thìn có sơn sa cao, nhưng nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc có nhiều đá gồ ghề, lởm chởm thì thế này là khá nguy hiểm. Nhưng nếu sơn sa đó lại ngay ngắn, tròn trịa, đẹp đẽ thì thế này không đáng sợ.
2.Kiêng kỵ theo ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU
Đằng sau đền miếu không an phần mộ, nếu không sau một thời gian dài con cháu sẽ ít dần.
Thập bất tương:
Một, đá xấu xí.
Hai, thuỷ chảy gấp như tranh giành.
Ba, chaỷ đếnđến chỗ tận cùng.
Bốn đầu Long đơn độc.
Năm, Thần trước Phật sau.
Sáu, mộ trạch bỏ phế.
Bảy, núi đồi tán loạn.
Tám, sơn thuỷ bi sầu.
Chín chỗ ngồi lún sụt.
Mười, đầu Long và Hổ nhọn hoắt.

Tứ bất hạ:Bốn điều không nên hạ huyệt.
Một, nơi đỉnh đồi đỉnh núi.
Hai, nơi Long,Hổ giương mày.
Ba, chỗ trước sau có Quỷ kiếp.
Bốn, chỗ có tám phía gió thổi.

Thập hung.Mười điều hung:
Một gọi là Thiên bại, là nơi từng bị nạn hồng thuỷ tràn qua, Long thần bất an, nếu kết huyệt thi con cháu ly tán,bơ vơ.
Hai gọi là Thiên sát, là nơi từng bị sét đánh, Long thần kinh hãi sẽ khiến con cháu nghèo khó .
Ba gọi là Thiên cùng, lạc huyệt cô đơn mà Huyền vũ lè lưỡi, thuộc nơi đầu nguồn đuôi thuỷ, sẽ khiến con cháu cô đơn.
Bốn gọi Thiên khuynh, là nơi Minh đường nghiêng trôi, thuỷ không quy tụ, Long thần không trú, sẽ khiến gia chủ mất người, mất của.
Năm gọi là Thiên vệ, là nơi tám phía gió thổi tới , Long thần không trú,sẽ khiến con cháu du thủ du thực, lười nhác.
Sáu gọi là Thiên thấp, là nơi Minh đường hôi hám, nhầy nhụa, Long thần không tốt, sẽ gây bệnh tật triền miên.
Bảy gọi là Thiên ngục,là nơi bên dưới có hang hố,không thấy ánh sáng,Long thần ám muội, sẽ khiến người ngu muội.
Tám gọi là Thiên cẩu, là nơi ngoài khuỷu sơn, không có Long thần, hai bên Tả Hữu huyệt vị không có sơn phong hộ vệ, gió thổi thuỷ cuốn, sẽ khiến con cháu gian nghịch, bất hiếu.
Chín gọi là Thiên ma, là nơi đất đá chênh vênh không chắc, Long thần nông cạn, khiến người nông cạn.
Mười gọi là Thiên cô, là nơi da,l ông khô lẻ, không tươi nhuận, khiến người thất bại.
Còn có thuyết nói rằng: Lạc táng ở mộ cổ hoang phế đời con bị câm điếc. Lạc táng ở sau đền miếu, con cháu sẽ bị kiện tụng. Lạc táng ở nơi Sơn tiêu mộc khách, sẽ khiến con cháu tà dâm.
Nếu táng ở thùng đấu (nơi người ta lấy đất đóng gạch ngói) thì con cháu bị tật, sẹo. Nếu lạc táng bên đường không rõ ràng, nếu là hung phương thì người bị nạn về thừng chão, nếu tại cát phương cũng cát lợi.
3.Kiêng kỵ theo DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN.
Gần nhà có mộ cũ còn khả dĩ, nếu lại thêm mộ mới, thì sẽ tổn hại đến nhân đinh.nói chung mộ phần không đặt ngay đằng trước nhà, vì trong vòng 30 mươi năm, số nhân khẩu sẽ chết quá nửa.
4.Kiêng kỵ theo ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cụ TẢ AO.
Huyệt hung Minh Đường bất khai
Sơn tà thuỷ sạ hướng ngoài tà thiên
Táng xuống kinh sảng bất yên
Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.

LƯU Ý KHI BÀY ĐỒ PHONG THỦY TRONG NHÀ

Khi bạn đi chọn đồ để tặng hay để bày tại phòng làm việc, phòng khách nên lưu ý một số chi tiết sau:

1. Đầu hươu hướng nội: Vì “hươu là lộc”, đầu hươu hướng vào trong, ý chỉ lộc vào nhà, phòng. Vì vậy nếu bày tượng hươu phải bày quay đầu vào trong nhà, phòng mới có tác dụng, kể cả Thiềm Thừ tức là có 3 chân, cóc tài lộc. Riêng Tỳ Hưu thì quay đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ để thu hút tài khí bốn phương về cho gia chủ.

2. Đầu ngựa hướng ngoại: Vì “ngựa là tài”, ngựa đá hay gỗ, đầu phải hướng ra cửa hàm ý cầu tài.

3. Sư tử có đôi: Bất luận sư tử đá hay gỗ, nếu bày trong phòng nhất thiết phải có đôi: một đực - một cái. Con đực đùa quả cầu, con cái giỡn sư tử con. Đầu sư tử hướng ra ngoài, có tác dụng trấn trạch, trừ tà.

4. Hổ lên núi: Trang trí về hổ rất thông thường, nhất là treo tranh hổ hoặc thảm hổ. Hổ nên leo núi, đầu hổ ngoảnh lại. Hổ leo lên núi ý chỉ chủ nhà ngao du khắp nơi, song vẫn nhớ nhà. Nếu hổ đang xuống núi là chỉ đang đi tìm mồi, hại người vô số, ý nghĩa không tốt.

5. Thuyền lớn vào cảng: Treo tranh vẽ thuyền lớn vào cảng hoặc bày mô hình tàu thuyền, trên thuyền phải có nhiều châu báu. Đầu thuyền phải nhất định quay vào trong nhà, kỵ quay ra cổng. Có câu: “Thuyền lớn vào cảng, chủ tiền vào nhà”.

6. Kiếm có tua: Kiếm gỗ, kiếm sắt bất luận treo trên tường hay đặt trên giá đều phải có tua hồng. Vì đồ đao kiếm quá dương cương, dùng tua hồng có thể “chuyển cương thành nhu”.

7. Mỏ gà chĩa ra ngoài: Có một số nơi dùng tượng gà làm bằng gỗ hoặc sứ chĩa mỏ ra ngoài để hóa giải cột điện, góc nhọn, đầu hồi nhà khác chĩa vào nhà.

8. Sông chảy vào nhà: “Thủy cai quản tài”, mà “tài” là tiền của nên chảy vào kho. Vì thế nên tranh vẽ dòng nước chảy phải hướng vào bên trong nhà (chiêu tài). Tranh quốc họa Trung Quốc có núi, có suối, có sông phải chú ý đặt hướng chảy của dòng suối, dòng sông vào nhà, kỵ chảy ra ngoài (tản tài).

9. Đầu rồng hướng ngoại : Nếu tranh vẽ hoặc vật trang trí có hình rồng, tượng rồng, thì đầu rồng phải hướng ra cửa chính. Nên bố trí trên bờ tường phía bên trái phòng khách (từ trong phòng khách nhìn ra) nếu là tranh ảnh rồng, hoặc bên trái bàn làm việc, nếu là tượng rồng, để trừ khử kẻ tiểu nhân.

10. Cây cảnh chuyển dương: Thực vật vốn là vật ở ngoài nhà, thuộc âm, khi đặt chậu cảnh không thể quá nhiều. Quá nhiều sẽ gây ẩm ướt, lạnh lẽo.Phòng khách không nên bày chậu cảnh có gai như cây xương rồng, cây hoa hồng. Cây cảnh bị khô héo phải bỏ ngay lập tức. Nếu các cây cảnh bày ở ban công hoặc ở vườn nhà không cần treo sợi tơ đỏ. Phòng ngủ không nên đặt các chậu cây cảnh.

11. Đá núi điểm hồng: Đá núi làm cảnh giống như cây cảnh là vật ngoài nhà, thuộc âm, nếu chuyển vào nhà phải treo sợi tơ đỏ hoặc dùng bút đỏ chấm vào núi cảnh. Nếu các tượng đá động vật, gạt tàn bằng đá được chế tác nên đã chuyển thành dương, không cần điểm hồng.

12. Vật quái dị không nên bày: Những vật quái dị, hình thù kỳ quái không nên bày trong nhà.

CỬU TINH TRONG HUYỀN KHÔNG PHI TINH

Theo trường phái Huyền Không thì mọi sự tương tác của các sự vật hiện tượng đều do Cửu Tinh (9 ngôi sao) cai quản và họ dựa trên Cửu tinh để suy luận cát hung. Huyền Không phái hay còn gọi là Huyền Không Phi Tinh là một trường phái xuất hiện từ lúc nào thì chưa thể xác định chính xác được. Mà theo sự ghi chép của những thư tịch cổ thì vào đới Hán, trong "Hán Thư, Văn nghệ chí" người ta thấy có mối quan hệ với các bài ca quyết của Huyền Không phái được ghi chép vào khoảng đời Đường trở về sau của các Phong Thuỷ Học như Dương Quân Tùng đời Đường (viết các cuốn: Thiên Ngọc Kinh, Thanh Nang Áo Ngữ, Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh), Tăng Văn Sơn đời Đường (viết cuốn Thanh Nang Tự), Ngô Cảnh Loan đời Tống (viết các cuốn Huyền Không bí cấp, Huyền cơ phú) và đến cuối đời nhà Thanh cuốn Thẩm Thị Huyền Không Học được Thẩm Trúc Nhưng hoàn thiện lại toàn bộ học thuyết và công bố thì mọi người mới được biết rõ ràng. Và theo ghi chép của họ Thẩm trong cuốn sách thì trường phái này còn có các môn đồ như Vô Cực Tử, Tưởng Đại Hồng, Khương Thổ, Chương Trọng Sơn.

Huyền Không Học cũng lấy Dịch Học làm cơ sở, nguyên lý của nó là vạn vật dịch chuyển không ngừng. Ngoài ra không thể không áp dụng nguyên lý Âm Dương - Ngũ Hành làm cơ sở suy luận. Huyền Không Học còn sử dụng Hậu Thiên Bát Quái, tức sự phân bố bát quái do vua Văn Vương phát minh làm cơ sở
Theo Huyền Không phái, Cửu tinh đều có những đặc tính tốt xấu riêng:
+ 1 - Nhất Bạch Thuỷ Tinh : sao Văn Xương.

- Cát: Nếu Nhất Bạch là vượng tinh thì chủ về xuất thần đồng, người tài, văn nghiệp hiển hách, văn thần và vượng cả về nhân đinh và tài lộc.
- Hung: Nếu Nhất Bạch là suy tinh thì chủ về hoạ câm điếc, tạng thận hay các bệnh không sinh đẻ...trộm cướp, tửu sắc, hao tổn về người, tài sản lụn bại.

+ 2 - Nhị Hắc Thổ Tinh : sao Bệnh Phù.

- Cát: Nếu Nhị Hắc là vượng tinh thì chủ vượng về nhà cửa ruộng vườn, con cháu đông đúc, phát về võ (có tầm nhìn chiến lược).
- Hung: Nếu Nhị Hắc là suy tinh thì chủ về các bệnh ở bụng, bệnh ngoài da, tỳ vị, hoả tai, ngục hình, bị nữ nhân hay tiểu nhân hãm hại,tai nạn, xuất quả phụ, hao tổn về người, phá sản.

+ 3 - Tam Bích Mộc Tinh : sao Lộc Tồn.

- Cát: Nếu Tam Bích là vượng tinh thì chủ về sự nghiệp hưng vượng, được phú quý.
- Hung: Nếu Tam Bích là suy tinh thì chủ về các bệnh ở chân, gan, hình ngục, tai nạn, sự nghiệp lụn bại.

+ 4 - Tứ Lục Mộc Tinh : sao Văn Khúc.

- Cát: Nếu Tứ Lục là vượng tinh thì chủ về văn tài, công danh hiển hách, nhân đinh tài lộc đều tốt đẹp, vợ hiền, con gái xinh đẹp, văn nghệ giỏi, con gái trưởng phát đạt.
- Hung: Nếu Tứ Lục là suy tình thì chủ về bệnh ở đùi, mật hay bị sẩy thai, dâm loạn, tử sắc, trộm cướp.

+ 5 - Ngũ Hoàng Thổ Tinh : sao Chính Quan.

- Cát: Nếu Ngũ Hoàng là vượng tinh thì chủ về tài lộc nhân đinh đều vượng, phú quý song toàn.
- Hung: Nếu Ngũ Hoàng là hung tinh thì chủ về bệnh tỳ vị, vàng da, ung nhot, trúng độc, dâm ô nặng hơn hao người tốn của, phá gia bại sản.

+ 6 - Lục Bạch Kim Tinh : sao Vũ Khúc.

- Cát: Nếu Lục Bạch là vượng tinh thì chủ về giầu có, đông con nhiều cháu, quý hiển và có quyền hành về võ nghiệp.
- Hung: Nếu Lục Bạch là suy tinh thì chủ về bệnh ở đầu, phổi, xương cốt. Bị trộm cướp, ngục hình, cô độc hay tổn đinh.

+ 7 - Thất Xích Kim Tinh : sao Phá Quân.

- Cát: Nếu Thất Xích là vượng tinh thì chủ về tài đinh đều vượng, võ nghiệp phát, người con gái thứ phát đạt.
- Hung: Nếu Thất Xich là suy tinh thì chủ về các bệnh miệng, cổ, phổi. Hao tổn nữ đinh, trộm cướp, ngục tai, hoả tai, tiền bạc nhân đinh đều tổn hại.

+ 8 - Bát Bạch Thổ Tinh : sao Tả Phụ.

- Cát: Nếu Bát Bạch là vượng tinh thì chủ phát về ruộng đất nhà cửa, phát nhân đinh tài lộc, xuất trung thần, phú quý, trường thọ.
- Hung: Nếu Bát Bạch là suy tinh thì chủ về các bệnh ở tay, đầu, mũi, xương sống, tỳ vị, thần kinh, gân. Hao tổn nam đinh, tiền tài.

+ 9 - Cửu Tử Hoả Tinh : sao Hữu Bật.

- Cát: Nếu Cửu Tử là vượng tinh thì chủ vượng nhân đinh tài lộc, văn tài trung hiếu, quý hiển trường thọ.
- Hung: Nếu Cửu Tử là suy tinh thì chủ về các bệnh về mắt, tim, máu huyết, vô sinh, tuyệt tự, hoả tai, hao tổn tài lộc.

Việc ứng dụng những hiểu biết về Phong thuỷ vào thực tiễn còn đòi hỏi chúng ta có sự tổng hợp, đúc kết những tinh hoa của các trường phái với nhau để có sự lựa chọn hợp lý nhất cho mỗi trường hợp hay con người cụ thể.


Sau khi mình lấy hướng nhà theo bát trạch xong thì việc xác định các sao ở mổi cung là sao gì, để từ đó xem việc nơi nào có thể mở cửa, đặt giường ngủ, bàn làm việc , v.v...