Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

THUỐC HAY TRỊ VIÊM XOANG

Dưới sự ảnh hưởng của khí hậu, môi trường độ ẩm… như ngày nay thì bệnh viêm xoang có xu hướng ngày càng gia tăng và phiền toái cho người bệnh bởi đây là một căng bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.

Hiện nay trên thị trường thuốc chữa bệnh có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nhưng không phải ai cũng chọn đúng thuốc và cũng không phải thuốc nào cũng phù hợp. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ngày càng tăng nặng.
Mình có người thân bị viêm xoang đã lâu, đi bệnh viện hoài không khỏi, lâu lâu tái phát rất khó chịu. Cách đây vài tháng, có người chỉ cho một phương pháp chữa tri, theo cách này, đến nay bệnh gần như khỏi hẳn.

Đó là phương pháp dùng cây xương cá để xông mũi. Cây này còn gọi là cây xương khô hay cây Giao, thường trồng làm cảnh.
I. Mô tả:
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.

Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.

Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.

Lưu ý:
Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

II. Công dụng:
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân khi đi Bác sĩ thì được chẩn đoán bịnh viêm xoang và chỉ định phải giải phẫu nhưng số tiền để mổ và điều trị tương đối tốn kém ( khoảng 11 triệu đồng vn ) và sau khi giải phẫu nếu không giữ gìn thì cũng sẽ bị tái phát bịnh trở lại trong thời gian 6 hoặc 12 tháng ( việc giải phẫu tỷ lệ hết bịnh cũng chỉ khoảng 80% ), nói chung bịnh viêm xoang là một loại bịnh không trừ một ai kể cả bác sĩ cũng không tránh khỏi. Những trường hợp có biến chứng nặng ( thể hiện qua triệu chứng lâm sàng: Chóng mặt do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, nhức đầu, ù tai, mắt mờ v.v. . . ) trường hợp này phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều cao ( uống liên tiếp khoảng 14 ngày ) để cấp thời khống chế virút vào sâu trong máu, chui sâu trong các khoang. . .Sau thời gian này có thể dùng cây Giao để làm động tác còn lại là duy trì tình trạng diệt trừ và đẩy lui mọi vi sinh tạo bịnh viêm xoang. ( do môi trường sinh hoạt, phòng ngủ không thông thoáng, ngửi trúng mùi phấn hoa do chưng bông hoa trong phòng ngủ , khói bụi, dị ứng mùi thơm v.v.. . .( người bị bịnh viêm xoang khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang đẻ bảo vệ mũi, ban ngày cũng như ban đêm ).

Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, …

III. Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi:


Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, inox đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
* Lấy một tờ giấy lịch treo tường lớn rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy!
* Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
* Dùng dao hoặc kéo cắt cành Giao thành từng khúc ( khoảng 4 cm ), cho vào túi xốp (nhỏ), rồi đập hay giã cho ra chất mủ, rồi cho vào ấm, đổ 1 chén nước vào ấm. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
* Đặt ấm lên bếp.


Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau:

* Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
* Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng).
* Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.

* Thời gian xông có thể chỉ là 20 đến 30 phút thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới.
* Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.


Lưu ý:

* Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
* Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.

* Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
* Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
* Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
* Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
* Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.

IV. Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian:

* Mụt cóc – Mụt thịt:
Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường.
* Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc:
Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau:
Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi.
* Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn:
Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương.


LƯU Ý:
- Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai.
- Người bị bịnh viêm xoang nên kiêng các thức ăn : Thịt bò, gà, tôm cua, cá biển, rau muống, chao. Tránh các thức ăn lạnh, uống nước ướp lạnh, bia, rượu.
- Mỗi ngày khi ăn cơm nên kèm theo: tỏi, hành tây ( tạo kháng thể chống viêm ).
- Tránh ngồi lâu trước hơi lạnh của máy lạnh, quạt, ánh nắng nóng rọi vào đầu.
- Tránh mưa to ( dù đi ra ngoài mưa có mặc áo mưa ), khi về nhà phải mau chóng dùng dầu gió thoa hai bên thái dương, các huyệt ế phong, phong trì, bách hội, tứ thần thông.
- Bệnh nhân phải nghe lời bác sĩ điều trị, tránh tự ý đi mua các loại thuốc nguồn gốc không rõ ràng ( hầu hết trong những loại thuốc điều trị viêm xoang thường có chất Corticoit, chất này gây suy thận, ảnh hưởng sinh lý sau này )

LƯU Ý THÊM:

*
o Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút.
o Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút.
o Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh.
o Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn.
o Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau:

*
o Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng.
o Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khạc đờm ra nhiều ( do sự bài tiết của xoang ) tuy khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh.
o Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.
Nhắc lại vấn đề sự hình thành bệnh viêm xoang thì những điều sau :
*** Nhắc lại giải phẫu :

Mặt được cấu tạo bởi nhiều xương nhỏ ghép lại, trong đó phần lớn là xương rỗng. Xoang chính là những hốc rỗng trong xương đó. Các xoang có liên quan đặc biệt tới hốc mũi và cơ quan lân cận. Một cách đại cương có 8 xoang xếp thành bốn đôi cân đối hai bên hốc mũi. Đó là xoang trán, xoang hàm, xoang sàn và xoang bướm:
- Xoang trán: là những hốc rỗng trong xương trán, tương ứng với hai đầu lông mày.
- Xoang sàn: là nhiều hốc nhỏ (gọi là tế bào sàng) nằm dọc hai bên bờ sóng mũi.
- Xoang hàm: là xoang lớn nhất trong các xoang.
- Xoang bướm: ở sâu trong mũi.


*** Đặc điểm sinh lý và chức năng của xoang:

- Thành các xoang được niêm mạc lót với những hàng tế bào có lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét các chất nhầy vào mũi. Do đó các xoang đầu rỗng, thóang và khô.
- Chức năng của xoang:
+ Cộng hưởng âm thanh.
+ Làm ẩm niêm mạc ổ mũi.
+ Sưởi ấm không khí.
+ Làm nhẹ đi trọng lượng khối xương đầu mặt.
+ Đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa mặt và sọ làm cho mặt được cử động thuận lợi hơn.


*** Định nghĩa và phân loại:

- Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi.
- Phân loại: có hai loại
+ Viêm xoang cấp: Là tình trạng viêm xoang trong một thời gian ngắn mà tình trạng viêm xoang này đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề.
+ Viêm xoang mãn: được đặc trưng bởi ít nhất 4 đợt viêm xoang cấp tái phát, để điều trị loại viêm xoang này thì có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật.


*** Nguyên nhânhổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên


*** Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngăn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải


*** Các thể viêm xoang cấp tính

* Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói.

* Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày.
- Trường hợp viêm xoang do răng, thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, ổ áp xe quanh răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ răng sâu bệnh khỏi nhanh chóng

* Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện sau một đợt viêm mũi nhiễm trùng hoặ sau một đợt sổ mũi thông thường. Do tính chất giải phẫu học của xoang sàng có liên quan mật thiết với thành trong ổ mắt do đó dễ gây biến chứng vào mắt và dấu hiệu về mắt xuất hiện rất sớm.Triệu chứng: sưng nề mi trên, góc trên trong của ổ mắt sưng đỏ lên, chạm vào rất đau. Nặng hơn, mắt có thể bị phù hết, nhãn cầu bị đẩy lệch xuống dưới, ra trước và phía ngoài.

* Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, do lúc này xoang vẫn còn nhỏ vì vậy lúc này nếu có viêm là viêm phần xương của xương hàm trên; thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò.

* Điều trị: Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết.


*** Viêm xoang mạn tính

* Nguyên nhân:

- Viêm mũi mạn tính từ bé kéo dài, lớn lên có thể biến thành viêm xoang mạn tính.
- Ở người lớn sau một một đợt viêm xoang cấp tính, nếu chữa không dứt điểm có thể biến thành viêm xoang mạn tính.

* Triệu chứng:

- Một trong các dấu hiệu chính của viêm xoang là nhức đầu. Tính chất của nhức đầu cũng thay đổi tùy người, tùy từng vị trí của xoang bị viêm.
- Viêm xoang trước thường nhức đầu vùng trán, vùng mặt , nhức mắt có khi nhức đầu theo nhưng giờ nhất d0ịnh, nhức đầu về buổi sáng.
- Viêm xoang sau thường nhức đầu vùng sau, nhức ê ẩm vùng chẩm vùng gáy sau.
- Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.
- Ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn


* Điều trị : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại

- Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng
- Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.

* Đông y:

Ngoài ra theo GS-TS dược học Đỗ Tất Lợi cũng như kinh nghiệm trong nhân dân là dùng lá cây cứt lợn cũng rất hiệu quả ( chú ý: bị đặt oan là “ cứt lợn” chứ thật tình lá cây này không thối chút nào, chỉ có mùi hăng hắc: khi đun lên thì có mùi thơm dễ chịu nên các chị em vùng quê hay dùng để gội đầu.)
Lấy một nắm lá tươi, rửa nhẹ tay cho sạch, giã nát rồi vắt lấy nước đem rỏ vào hai lỗ mũi, trong tư thế nằm ngửa chừng 10-15’, dưới hai vai có kê gối, nhằm để lỗ mũi dốc ngược, cho phép thuốc ngấm vào xoang. Làm mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi.
thương nhĩ tán - ké đầu ngựa.
Không chỉ thuốc Tây mới giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thuốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc dễ kiếm.

Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì một mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này.

Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) là bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (Trung Quốc). Thành phần gồm thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7 g, tân di hoa 15 g, bạch chỉ 30 g, bạc hà 1,5 g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc thì rất tốt.

Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn, làm hưng phấn hô hấp. Còn bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật.

Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn được sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc gia giảm theo thể trạng và tính chất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét