Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

MỘT LOÀI HOA LAN ĐẸP - MỘT LOÀI NGÃI CẦU TÀI

tại tỉnh Thác Khôn ở miền hạ Lào, tỉnh này giáp giới với Cao Miên, tên tỉnh là Khone nhưng vì vùng khonne rất nhiều thác nước thiên nhiên nên mọi người gọi một cách nôm na là Thác Khôm.
Những du khách đến đất Lào phần nhiều thích ngắm cảnh thác nước thiên nhiên, tại đây tôi đã có dịp viếng thác Somphonit; Sang Rheuk (Bạch tượng) và đặc biệt nhất là thác Rha pheng. Thác này rất đẹp, có thể nói là đẹp nhất xứ Lào. Giữa thác đá dựng lên hình vòng cung vbề ngang ít lắm cũng gần trăm thước, đứng từ xa trông lại chẳng khác gì một chiếc móng ngựa khổng lồ, nước từ trên cao đổ xuống cuồn cuộn, bọt nước văng lên tung toé tạo thành một vùng trắng xoá, dưới ánh nắng chiều trông óng ánh như ngũ sắc lung linh huyền ảo. Tục truyền rằng : nơi đây những loài cá sống lâu năm tụ về thì được hoá rồng.
Đi thăm thác Rha pheng tôi phải tự hào rằng mình đã tạo được một cuộc du ngoạn kì thú bổ ích và lắm công phu.
Thực vậy, muốn đến được thác nước này tôi phải đi bằng xe ngựa dọc theo đường tỉnh lộ sô 13 rồi qua sông và đi bằng nhiều thứ xe khác kể cả đi bộ khoảng 20 cây số mới đến nơi.
Bên cạnh thác có một nhà lều hình lục giác lợp lá mây rừng, dùng để cho du khách nghỉ chân hoặc phóng tầm mắt ra xa để ngăm phong cảnh núi rừng thiên nhiên.
Khó mà tả được cảnh đẹp của rừng cây thác nước hùng vĩ, nếu không được tận mắt chứng kién.
Vì đường sá trở ngại nên bất cứ ai đã đến viếng thăm thác Rha pheng đều phải chuẩn bị một đêm ngủ lại để sáng ra còn có thể viếng thăm một vài cảnh đẹp khác ở xung quanh.
Đêm rừng thực là huyền bí, giữa cảnh trời đêm mênh mông huyền hoặc trong căn lều lá tôi nằm thao thức mãi không ngủ được một phần vì xứ lạ, một phần vì nghe tiếng khèn từ 4 phía vọng lại tạo cho kẻ xa nhà, xa quê hương một nỗi buồn nhưng nhiều thấm thía.
Tiếng khèn não nuột vương mang tuy cung điệu gần như lặp lại nhưng âm thanh lạ lùng bí ẩn, nghe như có vẻ man dại, kể lể trách móc. Nhất là tiếng khèn lại được trỗi lên giữa một vùng rừng thẳm thâm u nghe lại càng thần bí, ai oán.
Nghe qua tiếng khèn của dân Lào, tôi nhận xét tâm hồn của họ rất chất phác, rất gần gũi với thiên nhiên, đem cuộc sống của mình với tất cả mọi sự dễ dãi nhưng trong thâm tâm, trong sâu kín của tâm hồn họ thì hình như chất chứa muôn vàn sự ấm ức chẳng khác gì con tằm nằm trong cái kén khi đã biến thành nhộng thì muốn cắn kén phá vỡ để chui ra.
Tức cảnh sinh tình, tôi khe khẽ ngâm lên mấy câu thơ tự sáng tác:

Ôi, rừng đêm mông mông huyền hoặc
Tiếng khèn buồn cung điệu vương mang
PHa pheng nghìn năm bát ngát
Núi rừng Lào chan chứa ánh trăng loang
Nghe tiếng nhạc lòng ta nhưng nhức
Thương quê nhà thao thức từng canh
Trên mái khuya sương rơi lác đác
Sầu mênh mang nhung nhớ vây quanh.

Sáng hôm sau, rời khỏi thác Pha pheng tôi trở về tỉnh và sống ở đó nhiều ngày.
Tuy gọi là tỉnh nhưng Thác Khôn dân cư chẳng có gì là đông đúc lắm. có lẽ vì xứ Lào đất rộng người ít nên dân cư không sống tập trung nhiều, họ ở cách xa nhau hàng dăm bảy trăm thước hoặc vài cây số là thường.
Tỉnh Khôn vào thuở đó còn có trên ba ngàn dân, tại đó tôi có tìm hiểu được một giai thoại về loài hoa phong lan có tên là Spao linh. Hoa này ở núi rừng Việt Nam không thiếu, nhất là vùng thâm sơn Đà Lạt, ngừoi ta gọi là Hoàng lan. Giới chơi phong lan ở VN rất thích trồng loại lan này.
Sở dĩ tôi đề cập đến giai thoại hoa lan này bởi vì nó cũng chính là một loại ngãi cầu tài.
Câu chuyện như sau: có một gia đình nọ, người chồng đi vào rừng tình cờ nhổ được một bụi hoàng lan mọc bám trên cây mục, ông ta nhổ về đem trồng vào một cái thùng bằng gỗ cây.
Bụi hoa Spao linh ban đầu chỉ bằng hai nắm tay cầm chặt nhưng từ ngày được trồng vào chậu, được sự săn sóc của bàn tay người, cây Hoàng lan phát triển rất mau, đến cuối năm thì cây nảy nở ra bằng ba lần lúc mới trồng, lá dài thêm và xanh mướt. Từ trong cây trổ ra 4 giò bông nở hoa tuyệt đẹp, rồi năm sau và năm sau nữa, chậu hoa càng ngày càng to lớn, cũng từ ngày trồng chậu hoa này, gia đình nọ làm ăn rất phát đạt chẳng khác gì sự nảy nở của chậu hoa.
Một hôm có ông thầy ngãi đi ngang qua nhà người người chủ có trồng chậu hoa Hoàng lan đó, ông chợt dừng lại và chỉ chậu hoa trồng ở giữa sân rồi nói lại với chủ nhà rằng:
Đây là một chậu ngãi cầu tài, xin ông chủ để ở một nơi cao ráo và mát mẻ và thỉnh thoảng nên cho vào đó một ít lòng đỏ hột gà để cây chóng xanh tốt, ai trồng cây này mà xanh tốt, chóng nảy nở , ra nhiều hoa thì sự làm ăn đại phát, nếu trồng nó mà bị tàn lụi đi thì sự làm ăn cũng theo đó mà phá sản.
Nghe lời ông thầy ngãi nói vậy người chủ nhà mỉm cười gục gặc đầu nhưng trong thâm tâm thì ông ta tỏ vẻ chẳng tin, dù trong thực tế từ ngày trông chậu hoa đó người chủ nhà làm ăn rất phát đạt, nhưng ông tự tin vào tài năng của mình và cho rằng nhờ sự cần cù chăm chỉ làm ăn và nhờ thời vận của mình tốt mới khá được, hơn nữa ông ta là một người ngang bướng không tin vào mê tín dị đoan và cho rằng lời nói của ông thầy ngãi đó là huyền hoặc vô lý.
Ông thầy ngãi nhìn qua dáng điệu của người chủ nhà và biết rằng ông ta không tin mình. Tuy vậy ông cũng không lấy thế làm buồn, vui vẻ chào chủ nhà rồi quay gót đi ra sau một lời nhắn nhủ:

- Một ngày nào đó ông sẽ hiểu rõ giá trị của chậu ngãi và lời nói của tôi hôm nay.
Đứng nhìn ông thầy ngãi đi khuất người chủ nhà mới quay trở vào miệng lẩm bẩm:
- Hừ! Thực là hão thuyết.
Ngày nọ, có một ngừoi chơi lan nghe đồn về cây lan này đã tới nhà ngừoi chủ chậu lan để hỏi mua với giá cao. Ông đưa ra lời đề nghị mua với giá khiến chủ nhà phải ngạc nhiên đến không tưởng tượng đựoc.
Ông chủ nhà vì ham lợi nên đã đồng ý bán ngay với nét mặt mừng vui rạng rỡ.Người mua hoa sau khi trả tiền thì vội vã mang chậu hoa đi ngay, còn chủ nhà nghĩ rằng :" có lẽ ông thầy ngãi nói đúng một phần nào vì mình đã bán chậu hoa với một giá cao chẳng thua gì vàng ngọc, đúng là chậu ngãi cầu tài". Thực ra ý nghĩ đó của ông chủ nhà nọ chỉ là một ý nghĩ có tính cách châm biếm và hài hước mà thôi, trên thực tế ông ta vẫn không tin chậu hoa Hoàng lan là một thứ ngãi cầu tài.
Nhưng sự đời có nhiều chuyện lạ mà không ai ngờ được, kể từ ngày bán đi chậu hoa Hoàng lan ông chủ nhà đó bắt đầu gặp nhiều sự rắc rối thất bại trên con đường làm ăn của mình . Sự nghiệp này dồn dập đến mức chẳng mấy chốc mà gia tài ông đã bị khánh kiệt, đến phút đó ông chủ nhà mới hối hận trách mình vì không tin lời ông thầy ngãi và ham tiền đem bán chậu hoa nên mới có sự đổ vỡ ngày hôm nay.
Khi sự nghiệp đã hết, tay trắng trở về không , bấy giờ người chủ nhà mới tin lời ông thầy ngãi và đi vào rừng sâu để kiếm tìm. Ông đã tìm được, nhưng khi bụi hoa được trồng vài chậu lại chẳng sinh sôi nảy nở mà càng ngày càng tàn lụi đi trước sự buồn khổ và thất vọng vô cùng của chủ nhà, chứng tỏ rằng thời của ông đã hết.
Nếu chỉ căn cứ vào câu chuyện trên đây để kết luận Hoàng lan là một loại ngãi cầu tài thì hơi vội. Nhưng trên thực tế qua nhiều khảo nghiêm của các nhà chuyên miin thì quả thực cây Hoàng lan là một loại ngãi cầu tài có giá trị thực thụ.
Có một điều rất đặc biệt là trồng cây hoa Hoàng lan để cầu tài không phải qua sự phù phép của các nhà chuyên môn về ngãi nghệ, mà nó đã có hẳn thiên tính ai hạp thì được. Khác với các loài cây ngãi khác luôn luôn phải có sự tinh luyện và phù phép mới thành công.

3 nhận xét:

  1. nha em co bui cay do to lam khong biet ho toi xin toan cho thoi oa no no ra dep that

    Trả lờiXóa
  2. xin cho xem anh cua cay spaolinh duoc khong ? vi mimh tim hoai ma khong thay co bai noi cay nay cao gan 20 met nhung bai nay lai noi la bui khong biet dau la dung .....

    Trả lờiXóa